Vì sao đĩa phanh trước xe máy luôn lớn hơn đĩa phanh sau?
Bảng giá xe Piaggio tháng 11/2021: Rẻ nhất 36 triệu đồng / Bảng giá xe ga Yamaha tháng 11/2021: 4 sản phẩm giảm giá sốc
Nhiều dòng xe máy đắt tiền hay môtô hiện nay sử dụng hệ thống phanh đĩa cho cả 2 bánh. Không khó để nhận ra kích thước đĩa phanh trước và sau không giống nhau, đĩa phanh trước luôn lớn hơn đĩa phanh sau.
Chênh lệch về kích thước đồng nghĩa với lực phanh tác động lên từng bánh sẽ có sự khác nhau. Vì sao các nhà sản xuất không trang bị 2 đĩa phanh có kích thước đều nhau để tạo được sự cân đối về mặt thẩm mỹ cũng như lực phanh cân bằng cho phương tiện?
Thay đổi phân bổ khối lượng khi phanh
Phương tiện sẽ có xu hướng chồm về trước khi người lái phanh xe, nguyên nhân là do xe bị ảnh hưởng bởi lực quán tính - lực này có xu hướng giữ nguyên trạng thái ban đầu của vật.
Lúc này lực bám đường của bánh trước sẽ tăng thêm do khối lượng xe được dồn về phía trước nhiều hơn, điều này cho phép người lái dùng nhiều lực phanh trước hơn.
Hầu hết đĩa phanh trước có kích thước lớn hơn đĩa phanh sau.
Do hầu hết khối lượng xe đã dồn về trước, khối lượng phân bổ lên bánh sau sẽ bị giảm đi, nếu dùng lực phanh sau quá mạnh dễ khiến bánh sau bị khóa. Để hạn chế tình trạng này, các nhà sản xuất lắp cho xe hệ thống phanh sau có kích thước đĩa phanh nhỏ hơn phía trước, kẹp phanh cũng dùng loại ít lực hơn.
Đối với các dòng xe có hệ thống phanh ABS ở bánh sau như Honda SH 350i hay CBR150R, hiện tượng khóa bánh khi đạp phanh khó có thể xảy ra. Tuy nhiên nhà sản xuất vẫn lắp hệ thống phanh sau nhỏ hơn nhằm tối ưu giá bán sản phẩm.
Đĩa phanh nổi thường được trang bị trên xe hiệu suất cao.
Hiện nay trên thị trường có 2 loại đĩa phanh là đĩa phanh thông thường (solid) và đĩa phanh nổi (floating). Loại đầu tiên phổ biến hơn do giá bán dễ tiếp cận, trong khi loại thứ 2 chỉ có thể thấy trên các mẫu xe hiệu suất cao.
>> Xem thêm: Honda Winner X giảm giá 5 triệu đồng, quyết so kè với Yamaha Exciter
Đĩa phanh thông thường là đĩa phanh sử dụng trên đa số mẫu xe máy phổ thông như Yamaha Exciter 155, Honda Lead... Cấu tạo của đĩa phanh này theo dạng nguyên khối, nghĩa là từ vị trí bắt ốc cố định đến bề mặt phanh là một mảng đồng chất.
Ưu điểm của loại đĩa phanh thông thường là giá bán rẻ, hoạt động ổn định cho nhu cầu sử dụng hàng ngày trên phố. Tuy nhiên khi dùng phanh nhiều, loại đĩa này có thể bị biến dạng do nhiệt độ, vì thế không phù hợp cho các dòng xe phân khối lớn.
>> Xem thêm: Bảng giá xe số Honda tháng 11/2021: Thêm 3 sản phẩm mới
Đĩa phanh nổi có cấu tạo gồm 2 phần là lòng đĩa và bề mặt phanh của đĩa. Lòng đĩa thường được làm từ vật liệu nhôm cứng và trải qua quá trình điện phân để tăng độ cứng, bộ phận này được kết nối với bề mặt phanh bằng các vít tán rỗng trục.
Loại đĩa phanh này thường được lắp ở phía trước vì thường xuyên chịu nhiều lực phanh, trong khi phanh sau trên các mẫu môtô phân khối lớn vẫn có thể dùng loại đĩa phanh thông thường. Nhược điểm của đĩa phanh nổi là giá thành cao và nặng hơn đĩa phanh thường.
Kỹ năng người lái vẫn là yếu tố quan trọng
Dù các kỹ sư đã nghiên cứu và đưa ra hệ thống phanh tối ưu cho xe, yếu tố con người cũng đóng góp không ít vào sự an toàn khi điều khiển phương tiện. Người lái cần nắm được các kỹ năng cơ bản khi sử dụng xe, đặc biệt là sử dụng phanh.
Kỹ năng người lái đóng góp không ít vào sự an toàn khi điều khiển phương tiện.
Dù phanh trước cho lực phanh tốt hơn phanh sau, người lái xe cần kết hợp cả 2 phanh khi sử dụng, lực phanh cần phân bổ phía trước nhiều hơn để tránh hiện tượng khóa bánh sau. Đối với xe số, có thể sử dụng thêm phanh động cơ bằng cách trả số.
>> Xem thêm: Bảng giá môtô Honda tháng 11/2021: Thêm sản phẩm mới
Bóp phanh cần nhanh nhưng không đột ngột nhằm cảm nhận được độ bám đường và phát hiện được hiện tượng lốp bị trượt. Nếu phải phanh trong đoạn đường cong hoặc bề mặt ướt, nên sử dụng lực phanh ít hơn bình thường để kiểm soát chiếc xe tốt hơn. Khi phát hiện lốp trượt do bị khóa, nhẹ nhàng và bình tĩnh thả phanh để lốp lấy lại độ bám đường.
Bên cạnh các kỹ năng, việc bảo dưỡng và hệ thống phanh và kiểm tra lốp thường xuyên cũng giúp tăng an toàn cho người điều khiển. Đối với phanh, cần kiểm tra độ dày của má phanh và đĩa phanh để kịp thời nhận biết các vấn đề như hết má phanh hay đĩa bị mòn dưới mức cho phép.
>> Xem thêm: Bảng giá xe máy Suzuki tháng 11/2021: Giảm giá mạnh, thêm 2 sản phẩm mới
Lốp xe cần chú ý đến 2 yếu tố: Áp suất và chất lượng bề mặt. Tất cả xe đều được dán tấm nhãn ghi thông số áp suất lốp khuyến nghị, người dùng cần bơm theo để xe được hoạt động êm ái và ổn định, mức áp suất trung bình khoảng 2,5 kg/cm2. Chất lượng bề mặt lốp có thể quan sát bằng mắt thường xem đã mòn đến vạch chỉ thị chưa hay có các dị vật, vết nứt nào hay không.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Honda chính thức ra mắt ‘huyền thoại côn tay’ 125cc giá 40 triệu đồng: Hạ đo ván Winner X và Exciter
Vua Android pin trâu 5G giá rẻ chỉ từ 4 triệu, dung lượng 6000 mAh xịn ăn đứt Galaxy S24 Ultra
Ra mắt ‘chiến thần côn tay’ 250cc áp đảo Yamaha Exciter, có ABS 2 kênh ăn đứt Honda Winner X, giá rẻ
Suzuki chính thức mở bán ‘vua côn tay’ 160cc mới đè bẹp Honda Winner X và Exciter, giá cực hấp dẫn
Giá xe Honda Air Blade 2025 cuối tháng 12/2024 hạ cực sâu: Dân tình ồ ạt mua chơi Tết vì quá rẻ
Honda sắp ra mắt ‘huyền thoại xe số’ 110cc mới đẹp lấn át Wave Alpha và Future, có ABS, giá bình dân