Kinh doanh và tiêu dùng

Vì sao Trung Quốc làm được ô tô điện giá rẻ?

Chi phí sản xuất trung bình của ô tô điện Trung Quốc chỉ bằng chưa đến một nửa so với xe của Mỹ và châu Âu, dẫn tới khoảng cách về giá ngày càng lớn, từng bước xoay đổi cục diện trên thị trường ô tô.

Cận cảnh Toyota Hilux 2024: Động cơ hybrid, chỉnh điều hòa bằng giọng nói / CLIP: Cận cảnh Kia Sonet 2024 vừa trình làng, ‘đe nẹt” Toyota Raize

Chi phí sản xuất của Trung Quốc chỉ bằng một nửa

Theo thống kê của JATO Dynamics, vào năm 2015, giá niêm yết trung bình của ô tô điện ở Trung Quốc cao hơn lần lượt 37% và 26% so với xe ở châu Âu và Mỹ. Tuy nhiên, thống kê 6 tháng đầu năm nay cho thấy tình hình đã đảo ngược, giá trung bình của một chiếc xe điện ở Trung Quốc là 31.165 euro, trong khi tại châu Âu là 66.864 euro và tại Mỹ là 68.023 euro.

>> Xem thêm: SUV công suất 489 mã lực, thiết kế ‘sang chảnh’, giá rẻ bất ngờ

Ô tô điện ở ngoài thị trường Trung Quốc vẫn khá đắt, dù các nhà sản xuất ô tô phương Tây không ngừng nỗ lực làm ra các mẫu xe rẻ hơn. Ví dụ, một người tiêu dùng châu Âu sẽ phải chi ít nhất 18.285 euro để sở hữu một chiếc xe điện rẻ nhất trên thị trường (chưa bao gồm các khoản ưu đãi). Tương tự, người tiêu dùng ở Mỹ sẽ phải chi 24.400 euro.

Tệ hơn, các con số trên cao hơn 92% và 146% so với ô tô động cơ đốt trong loại rẻ nhất trên thị trường. Trong khi đó, tại Trung Quốc, mẫu ô tô điện rẻ nhất có giá thấp hơn 8% so với xe động cơ đốt trong rẻ nhất cùng loại.

>> Xem thêm: CLIP: Tận mục vẻ đẹp của Hyundai Kona 2024, giá gần 569 triệu đồng

Xpeng P7

Xpeng P7

Các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc nỗ lực trang bị cho xe điện các tính năng hiện đại và cao cấp, như ghế bọc da thật chỉnh điện, các màn hình cảm ứng độ phân giải cao cỡ lớn, cổng phát Wi-Fi, khả năng kết nối các ứng dụng... vốn trước đây chỉ có trên xe sang, giờ là trang bị tiêu chuẩn trên các mẫu xe điện của Trung Quốc có giá 100.000 nhân dân tệ (khoảng 340 triệu đồng).

>> Xem thêm: SUV dài hơn 5,1 mét, công suất 373 mã lực, ‘uống xăng như ngửi’ giá 753 triệu đồng

Trong bối cảnh có sự cạnh tranh khốc liệt ngay trong nội bộ ngành sản xuất ô tô Trung Quốc, các tính năng hiện đại như trên không còn được coi là tùy chọn cao cấp, mà là trang bị thiết yếu để đảm bảo khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Sự cạnh tranh này tại thị trường Trung Quốc khiến cho xe điện sản xuất tại Trung Quốc tăng giá mạnh khi xuất khẩu, còn xe điện ngoại phải giảm giá tối đa khi vào thị trường Trung Quốc.

 

>> Xem thêm: Kia Seltos lọt Top 10 xe SUV bán chạy nhất thế giới

Với xe điện giá rẻ, các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc, dễ dàng giành thị phần ở các thị trường mới nổi. Giờ đây, họ đã trở thành lựa chọn yêu thích của người tiêu dùng, chiếm phần lớn doanh số xe thuần điện tại Israel (61%), Nga (91%) và Thái Lan (79%).

Ở các nước khác, như Brazil, Malaysia, Mexico, Philippines, Chile và Indonesia, ô tô điện Trung Quốc chiếm hơn 1/4 tổng doanh số. Xe điện Trung Quốc không chỉ cạnh tranh bằng giá, mà còn bằng cả chất lượng và công suất. Họ có các mẫu xe điện 200-300 mã lực với giá trung bình chỉ hơn 30.500 euro.

>> Xem thêm: Đối thủ của Mercedes-Benz GLC giảm giá 400 triệu đồng tại Việt Nam

Mẫu BYD Seal là một ví dụ. Đó là một mẫu sedan cỡ trung sở hữu động cơ công suất 201 mã lực và có giá tương đương 24.106 euro ở Trung Quốc với phiên bản Elite. Mức giá này tương đương một chiếc xe đô thị thuần điện cỡ nhỏ Renault Twingo Equilibre ở châu Âu.

 

"Chinh chiến" mọi phân khúc

Một trong những lý do khiến ô tô điện Trung Quốc ngày càng được ưa chuộng trên thế giới là độ phủ tất cả các phân khúc. Với hơn 170 thương hiệu ô tô nội địa, Trung Quốc có xe điện ở hầu hết mọi phân khúc, đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng ở khắp nơi trên thế giới.

Cách làm này khác hẳn chiến lược của các nhà sản xuất ô tô châu Âu, Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc vốn định vị xe điện của mình là xe sang.

Ví dụ, trong số 235 xe thuần điện có mặt trên thị trường Trung Quốc trong 6 tháng đầu năm 2023, chỉ có 23% có giá trên 40.000 euro, trong khi tỷ lệ ở châu Âu là 77% và ở Mỹ là 82%.

Vì sao xe điện Trung Quốc rẻ như vậy?

 

Thứ nhất là sự hậu thuẫn của chính sách. Trong một thập kỷ qua, chính phủ Trung Quốc đã hỗ trợ rất nhiều cho ngành công nghiệp ô tô điện trong nước thông qua Kế hoạch Phát triển ngành xe năng lượng mới giai đoạn 2021-2035, với tổng mức trợ cấp tương đương 57 tỷ USD trong thời gian từ năm 2016 đến 2022. Người tiêu dùng Trung Quốc cũng được giảm thuế rất nhiều khi mua ô tô điện.

Thứ hai, các nhà sản xuất xe điện Trung Quốc tập trung vào chi phí pin. Cụm pin chiếm 30-40% giá thành một chiếc xe điện. Dù các tính năng hiện đại cũng khiến giá thành tăng lên, nhưng cụm pin vẫn là bộ phận quan trọng nhất chi phối chi phí sản xuất ô tô điện.

Vì sao Trung Quốc làm được ô tô điện giá rẻ? ảnh 2

Bên trong cụm pin, yếu tố chính ảnh hưởng tới chi phí là vật liệu để làm điện cực dương, thường được gọi là "XXX lithium". Có nhiều loại lithium, như lithium iron phosphate, lithium nickel manganese cobalt oxide, lithium nickel cobalt aluminum oxide, lithium carbonate, và lithium hydroxide, dùng để làm điện cực dương.

Do đó, việc giảm chi phí sản xuất xe điện phụ thuộc nhiều vào khả năng giảm chi phí sản xuất pin, yếu tố lại phụ thuộc vào việc giảm chi phí vật liệu để làm điện cực dương.

Trung Quốc hiện dẫn đầu thế giới về sản xuất pin ô tô điện. Các công ty của nước này đã mở rộng hoạt động ra nước ngoài, giữ vị trí quan trọng trên thị trường vật liệu lithium toàn cầu.

 

Trung Quốc hiện sản xuất 80% pin lithium của thế giới. Hai công ty pin hàng đầu là CATL và BYD cung cấp 51% cụm pin lắp cho xe điện trên toàn thế giới.

Thứ ba, Trung Quốc có một lợi thế so với Mỹ và châu Âu trong việc sản xuất xe điện giá rẻ là chi phí nhân công khá thấp. Các nước châu Âu nhìn chung có chi phí nhân công cao nhất thế giới, với mức lương tối thiểu trả theo giờ là 30 euro, trong khi Bắc Kinh là nơi có mức lương tối thiểu theo giờ cao nhất Trung Quốc cũng chỉ ở mức 26,4 nhân dân tệ, tương đương 3,4 euro, thấp hơn 8 lần.

- Video giới thiệu Xpeng P7. Nguồn: Xpeng.


 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm