Kinh doanh và tiêu dùng

Xe hơi tại Việt Nam đã an toàn hơn

Vài năm trước rộ lên câu chuyện các mẫu ô tô bán tại Việt Nam bị cắt giảm option (trang bị) so với bản quốc tế dẫn đến những phản ứng của người mua. Nhưng nay tình hình đã khác.

Sau 3 năm lăn bánh, VinFast Lux SA2.0 cũ chấp nhận bán "lỗ" đến cả tỷ đồng / Mỹ nữ 'đốt mắt' người xem khi diện bikini bên xe BMW M3

Nguyên nhân của tình trạng tràn lan các "phiên bản thiếu" thường được khách hàng nhận định là do các hãng xe muốn tiết giảm chi phí, tăng lợi nhuận. Thậm chí có những đánh giá tiêu cực hơn khi cho rằng các thương hiệu ô tô coi thường người tiêu dùng Việt Nam.

>> Xem thêm: CLIP: Tận mục vẻ đẹp của Hyundai Kona 2024, giá gần 569 triệu đồng

Xe hơi tại Việt Nam đã an toàn hơn - Ảnh 1.

Các nhà sản xuất, nhập khẩu ô tô tại Việt Nam còn chạy đua trong việc trang bị những tính năng an toàn tiên tiến trên nhiều dòng sản phẩm.

Câu chuyện xe bán tại Việt Nam bị cắt option nhưng giá vẫn cao rộ lên vài năm trước khi một mẫu xe Nhật Bản bán tại Việt Nam đã cắt hàng loạt tính năng an toàn so với bản quốc tế, như: cân bằng điện tử, kiểm soát lực kéo, hỗ trợ khởi hành ngang dốc và hệ thống 6 túi khí… nhằm giảm giá bán để cạnh tranh với các đối thủ cùng phân khúc.

>> Xem thêm: SUV dài hơn 5,1 mét, công suất 373 mã lực, ‘uống xăng như ngửi’ giá 753 triệu đồng

Tiếp sau đó một mẫu xe tầm trung giá cả tỷ đồng nhưng cũng bị cắt hàng loạt trang bị an toàn chủ động quan trọng so với bản gốc như: cảnh báo điểm mù, làn đường, ga tự động thích ứng, hỗ trợ phanh khẩn cấp…

>> Xem thêm: Kia Seltos lọt Top 10 xe SUV bán chạy nhất thế giới

Thời điểm đó, dân chơi xe thường so sánh opption của các mẫu xe bán tại Việt Nam với các thị trường lân cận như Thái Lan, Indonesia… và thấy sự thua thiệt rõ rệt về option trên các mẫu xe khi được nhập khẩu về bán tại Việt Nam.

 

>> Xem thêm: Đếm ngược ngày ra mắt Hyudai Santa Fe 2024 tại Việt Nam: Thiết kế đẹp quyết cho Ford Everest 'ra rìa'

Với những người am hiểu về an toàn kỹ thuật và sản phẩm, việc cắt giảm trang bị không hoàn toàn khó hiểu, có thể là do nhà phân phối sẽ lược bớt những tính năng không phù hợp với nhu cầu, thời tiết hay đường sá tại Việt Nam. Đồng thời việc này cũng giảm giá bán để cạnh tranh với đối thủ. Tuy nhiên, việc cắt giảm trang bị, nhất là các trang bị an toàn đã dẫn đến sự phản ứng của người tiêu dùng và ảnh hưởng đến mức độ an toàn của các mẫu xe.

>> Xem thêm: SUV công suất 489 mã lực, thiết kế ‘sang chảnh’, giá rẻ bất ngờ

Một số nhân viên chuyên làm sản phẩm của các hãng xe khi được hỏi về câu chuyện này cũng cho biết, họ phải tự lựa chọn trang bị, tính năng sao cho phù hợp với khách hàng mục tiêu, và phải đạt được hai yếu tố, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng và giá cả chấp nhận được. Ô tô bán ra tại Việt Nam phải chịu rất nhiều thuế phí khác nhau, giá trang bị và tính năng cũng vì thế mà đội lên cao hơn so với thị trường nước ngoài.

Khách hàng Việt Nam nhìn chung thích xe có nhiều trang bị và tính năng, nhưng giá phải rẻ. Nếu giá cao, khách hàng hoàn toàn có thể quay lưng để tìm đến những mẫu xe khác. Như vậy là sản phẩm đó sẽ gặp khó khăn trong việc tiếp cận người mua, ảnh hưởng đến doanh số bán hàng.

 

Điều đáng mừng là trong thời gian gần đây, tình trạng các mẫu xe bị lược bớt trang bị thời gian qua đã giảm đáng kể. Thậm chí, các nhà sản xuất, nhập khẩu ô tô tại Việt Nam còn chạy đua trong việc trang bị những tính năng an toàn tiên tiến trên nhiều dòng sản phẩm, thuộc nhiều phân khúc.

Điển hình trong số này là gói an toàn với các hệ thống hỗ trợ người lái nâng cao (ADAS), tích hợp các công nghệ mới như: Cảnh báo lệch làn, điểm mù, va chạm phía trước, phương tiện cắt ngang phía sau; hỗ trợ giữ làn, phanh tự động khẩn cấp; kiểm soát hành trình thích ứng, đèn pha thích ứng… đã được trang bị trên hầu hết các mẫu xe sang lẫn phổ thông, như: Toyota Safety Sense, Honda Sensing, Hyundai SmartSense, Mitsubishi e-Assist, Ford Co-Pilot360, Mazda i-Activsense, Subaru EyeSight hay gói ADAS của Kia, VinFast…

Không chỉ có ở các mẫu xe tiền tỷ hay phân khúc hạng sang, các tính năng an toàn nâng cao đã xuất hiện trên cả những mẫu ô tô giá trên dưới 700 triệu đồng như Toyota Veloz Cross hay VinFast VF e34.

Về cơ bản, những gói an toàn kể trên sử dụng hệ thống gồm các camera, cảm biến, radar hoặc lidar đặt trên ô tô với khả năng theo dõi, phân tích tình huống vận hành thực tế của xe và các phương tiện, người tham gia giao thông xung quanh. Từ đó hỗ trợ người lái tăng/giảm tốc độ, phanh, đánh lái, chuyển làn hay duy trì khoảng cách với xe phía trước…

Đây là sự thay đổi đáng kể so với quãng thời gian trước, khi thị trường vẫn còn không ít những mẫu ô tô phiên bản "thiếu", không có bất cứ tính năng cơ bản nào, kể cả túi khí.

 

Việc gia tăng hoặc ít nhất là giảm tối đa việc cắt giảm các trang bị an toàn nêu trên cho thấy khi nhu cầu sử dụng và khả năng chi trả của người Việt đã thay đổi. Hơn nữa khi chất lượng sống tốt lên, khách hàng sử dụng ô tô cũng quan tâm hơn các loại trang bị này trước khi quyết định xuống tiền mua xe.

Với việc các mẫu xe tại Việt Nam dù với bất cứ lý do gì khi được tăng cường các trang bị an toàn sẽ không chỉ đáp ứng nhu cầu sử dụng phương tiện tốt và an toàn hơn mà còn góp phần giảm thiểu các vụ tai nạn giao thông. Đấy là những tín hiệu tích cực không chỉ riêng với thị trường ô tô Việt Nam mà còn cả với tình hình trật tự an toàn giao thông nói chung.

- Video giới thiệu VinFast VF 7 Hỏa Long Độc Bản. Nguồn: VinFast VF 7 Hỏa Long Độc Bản.



 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm