Xe Toyota tại Việt Nam sử dụng hơn 720 chi tiết nội địa hoá
Bảng giá xe Toyota tháng 5/2021: Ưu đãi lớn / Đối thủ của Hyundai Santa Fe chốt giá hơn 900 triệu đồng
Toyota Việt Nam và Cục Công nghiệp ký kết biên bản ghi nhớ
Vừa qua, Toyota Việt Nam (TMV) và Cục Công nghiệp (Bộ Công thương) đã ký kết biên bản ghi nhớ “Dự án Hợp tác hỗ trợ doanh nghiệp trong nước trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ”. Dự án nhằm nâng cao năng lực và tăng cường liên kết giữa doanh nghiệp hỗ trợ trong nước với các nhà lắp ráp ô tô. Theo dự kiến, dự án này sẽ được triển khai từ năm 2021 đến 2022. Đây là năm thứ hai Toyota Việt Nam và Cục Công nghiệp ký kết thỏa thuận hợp tác hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước.
Cụ thể, trong khuôn khổ dự án, TMV sẽ hợp tác với Cục Công nghiệp để tìm kiếm nhà cung ứng tiềm năng và kết nối với các doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam. Từ đó chia sẻ kinh nghiệm phát triển nhà cung cấp, từng bước xây dựng chuỗi cung ứng trong ngành công nghiệp hỗ trợ, nâng cao khả năng của nhà cung ứng nội địa.
>> Xem thêm: Mercedes-AMG G 63 độ với công suất 800 mã lực, giới hạn 10 chiếc
Bằng những hỗ trợ doanh nghiệp phụ trợ, trong suốt thời gian qua, TMV đã ghi nhận kết quả triển vọng bước đầu. Hiện danh sách các nhà cung cấp của Toyota đã lên tới con số 46 trong đó có 6 nhà cung cấp Việt Nam. Tổng số sản phẩm nội địa hóa đạt trên 720 sản phẩm các loại.
>> Xem thêm: Giải mã sức hút của SUV đô thị bán chạy nhất tại Việt Nam
Hiện tại, Toyota Việt Nam có trên 720 sản phẩm nội địa hoá các loại
Theo TMV, đẩy mạnh nội địa hóa không chỉ đơn thuần là gia tăng số lượng nhà cung cấp Việt mà quan trọng hơn là nâng cao năng lực, chất lượng của nhà cung cấp, từ đó giảm chi phí sản xuất, tăng năng lực cạnh tranh. Điển hình như Nhà máy Nhựa Hà Nội, sau 1 năm được Toyota hỗ trợ, đã cắt giảm chi phí ước tính khoảng 2,8 tỷ VND qua cải tiến về khuôn, trung bình năng suất lao động tăng 10%.
>> Xem thêm: So sánh Hyundai Santa Fe 2021 với Kia Sorento 2021
Còn đối với LeGroup, Toyota đã hỗ trợ thiết lập sản xuất theo dòng chảy, nhờ vậy thời gian chuyển đổi khuôn giảm từ 30 phút xuống còn 10 phút, tăng hiệu suất lao động từ 80% tới 93%, cắt giảm được 8 máy dập, đồng thời tiết kiệm được khoảng 500m2 diện tích nhà xưởng.
>> Xem thêm: Giá lăn bánh Nissan Navara 2021 vừa trình làng tại Việt Nam: Cao nhất hơn 1 tỷ đồng
Tại buổi lễ, ông Ueda Hiroyuki, Tổng Giám đốc TMV chia sẻ: “Thông qua các hoạt động của dự án như tìm kiếm, đánh giá, lựa chọn các nhà cung cấp tiềm năng, và hỗ trợ, cùng làm việc với họ để nâng cao năng lực, khả năng cạnh tranh cho các nhà cung cấp... chúng tôi hy vọng Toyota Việt Nam sẽ góp phần xây dựng hệ thống các nhà cung cấp, đóng góp vào sự phát triển của Công nghiệp hỗ trợ ô tô Việt Nam”.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Khi lái xe ô tô riêng trên đường không nên mang theo hoặc sử dụng 4 vật dụng này! Tính mạng có thể gặp nguy hiểm, đừng chủ quan
Đây là chiếc điện thoại Nokia cảm ứng giá rẻ nhất Việt Nam, giá dưới 1,5 triệu đè bẹp mọi đối thủ
Rẻ hơn Honda Future, ‘xe máy quốc dân’ mới ra mắt với giá chỉ 25 triệu đồng, gây sốt vì đẹp như MSX
4 đối tượng bị khoá SIM, thu hồi số điện thoại từ nay đến hết năm 2024, là đối tượng nào?
Vua tầm trung 2023 Galaxy A54 5G vẫn hot như lửa chỉ từ 6 triệu bằng nửa iPhone 11, ăn đứt iPhone 16
Audi và SAIC ra mắt thương hiệu mới không có logo 4 vòng tròn, ra mắt xe mới vào Hè 2025