Thị trường

Kinh tế khó khăn, sản phẩm dịch vụ vỉa hè được mùa

Kinh tế khó khăn, giá cả tăng cao nhất là mặt hàng ăn uống khiến nhiều người dân, không chỉ là người lao động thu nhập thấp mà cả giới văn phòng lên chiến dịch thắt lưng buộc bụng bằng cách chuyển sang lựa chọn những dịch vụ rẻ tiền hơn. Đây cũng là lý do khiến những người buôn bán lề đường làm ăn hơn hẳn những năm trước.

Hủ tíu gõ “vào cầu”

 

Hai giờ chiều, anh Nguyễn Trọng Liêm đẩy xe hủ tíu của mình từ trong khu Mả Lạng, phường Nguyễn Cư Trinh ra đường Nguyễn Trãi bắt đầu ngày mưu sinh. Có thể nói đây là “đại bản doanh” của những người bán hủ tíu gõ đất Quảng Ngãi. Gần như 100% người bán hủ tíu gõ ở khu vực này đều là người Quảng Ngãi. Anh Liêm vào thành phố bán hủ tíu đã gần tám năm và lúc này, như anh nói, là thời điểm làm ăn thuận lợi nhất.

 

Hàng ngày, anh Liêm đi bán từ lúc hai giờ chiều và trở về khoảng một giờ sáng. Mỗi ngày anh bán hơn 10kg hủ tíu, 5kg mì. Trừ tất cả các khoản ăn uống, mua nguyên vật liệu, tính ra mỗi ngày anh lời từ 400.000 – 500.000 đồng. Không chỉ anh mà mấy anh em ở chung nhà năm vừa rồi đều đắt hàng. Anh bảo, nếu cứ bán được như năm qua thì chẳng mấy chốc anh sẽ dành dụm đủ tiền để về quê xây nhà.



Hai năm trở lại đây, chị buôn bán khá ổn. Khách của chị đông hơn và nếu trước đây nhiều khi chỉ là mấy bác xe ôm, mấy anh lái taxi thì nay có nhiều người là dân văn phòng làm việc trong toà nhà này cũng uống. Nói chung với số tiền chị kiếm được từ quán càphê cóc này, giờ đây chị và đứa con gái đang còn đi học sống khá ổn

 

Với xe hủ tíu gõ đậu trong một con hẻm trên đường Huỳnh Tấn Phát, quận 7, ông Nguyễn Văn Năm cho biết, trước đây, mỗi tối con trai ông gõ mỏi tay chỉ bán được 50 tô, nhiều hôm ế phải mang về ăn trừ cơm nhưng gần đây mỗi tối đã bán được 70 – 80 tô. Khách của ông chủ yếu là công nhân tan ca muộn, sinh viên học bài khuya.

 

Năm giờ chiều, ngồi quan sát khoảng 20 phút xe hủ tíu trên vỉa hè đường Bà Huyện Thanh Quan đã thấy gần 20 người ghé lại ăn. Chị Xuân, chủ xe hủ tíu, cho biết, mở hàng từ hôm tết, mỗi ngày chị bán khoảng hơn trăm tô, mỗi tô từ 10.000 – 20.000 đồng. Chị và chồng chị đã có một xe hủ tíu ở Gò Vấp, xe hủ tíu này chị chỉ bán thay trong lúc bố mẹ về quê chưa vào thôi.

 

Vỉa hè sôi động

 

Với một cái giỏ trong đó có vài chai nước ngọt, vài chai càphê pha sẵn, một thùng đá, vài cái ghế nhựa, vài cái ly, chị Đinh Thị Nhạn đã có thể mưu sinh gần toà nhà Sunwah trên đường Nguyễn Huệ. Chị bảo, hai năm trở lại đây, chị buôn bán khá ổn. Khách của chị đông hơn và nếu trước đây nhiều khi chỉ là mấy bác xe ôm, mấy anh lái taxi thì nay có nhiều người là dân văn phòng làm việc trong toà nhà này cũng uống. Nói chung với số tiền chị kiếm được từ quán càphê cóc này, giờ đây chị và đứa con gái đang còn đi học sống khá ổn.

 

Chỉ trong khoảng 200m con hẻm 224 đường Tân Hương, phường Tân Quý, quận Tân Phú chúng tôi đếm được 12 quán bán đồ ăn sáng với đủ các loại món ăn. Quán bình dân bán trong nhà, bán trên vỉa hè, xe lưu động với đủ thứ biển: kẻ chữ, in trên giấy A3 dán trước xe, viết bằng bút mực trên bìa cáctông. Chị Mai Thị Ngọc, bán bún riêu cho biết trước đây đoạn đường này chỉ có mấy quán bán đồ ăn sáng là quán của chị, phở Như Ý, quán bánh canh, quán bún vịt nhưng gần đây thì tăng thêm đột ngột, từ cháo lòng, xe bánh mì, bún bò, nước mía và đồ ăn nhanh. Đưa tay chỉ dãy hàng ăn trong con hẻm, chị Ngọc cười bảo: mặc dù nhiều nhưng bán các món khác nhau nên vẫn có khách. Nói chung từ năm ngoái tới giờ làm ăn cũng được. Các quán mới tại đây mở ra không cần vốn lớn nên nhiều người dân ở đây đã chọn để mưu sinh.

 

Cũng bán đồ ăn sáng, trước cửa công viên Lê Thị Riêng, quận 10 gần đây cũng có thêm nhiều xe hàng lưu động chủ yếu bán bánh mì và xôi. Chỉ một đoạn đường ngắn trước cổng công viên nhưng hiện nay đã có tất cả sáu xe lưu động bán xôi và bánh mì, chưa kể mấy xe bán sữa đậu nành. Chị Lê Mỹ Duyên, bán xôi cho biết chị mới bán ở đây từ sau tết đến giờ. Trước đây chị giúp việc nhà theo giờ, sáng đi qua đây thấy bán được nên chị quyết định sắm cái xe bánh mì ra đây tranh thủ bán buổi sáng. Khách nơi đây thường là những người không kịp ăn sáng hoặc người ít tiền ghé mua cái bánh mì, gói xôi bỏ vào giỏ để tranh thủ lúc rảnh rỗi lấy ra ăn.

 

Anh Trần Ngọc Hoàng, nhân viên kinh doanh của một công ty, chia sẻ, giờ cái gì cũng tăng giá ghê quá mà thu nhập thì vẫn vậy nên phải tính toán thôi. Anh và mấy đồng nghiệp trong nhóm hay hẹn nhau ở quán càphê để bàn công việc. Trước hay hẹn ở mấy quán sân vườn, năm người gần hai trăm ngàn. Giờ cả nhóm quyết định chọn quán càphê bình dân nằm trong công viên Tao Đàn làm nơi tụ họp vừa rẻ, chỉ hết mấy chục ngàn, lại vừa mát mẻ.

 

Đi dạo một vòng quanh các vỉa hè, các toà nhà văn phòng lớn trong khu quận 1, quận 3 có thể thấy càphê cóc xuất hiện ngày càng nhiều. Cùng với càphê vỉa hè, nhiều quán ăn vỉa hè cũng ngày càng thu hút khách vì giá rẻ. Quán bún trên đường Huỳnh Thúc Kháng, quận 1 vào buổi sáng rất đông khách, với đủ mọi thành phần. Họ cũng cho biết không an tâm với vệ sinh an toàn thực phẩm ở đây nhưng được cái rẻ.

 

Theo SGTT

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo