Kinh tế số

Đồng Nhân dân tệ số liệu có trở thành mối đe dọa đồng USD không?

DNVN - Mục tiêu của đồng tiền Nhân dân tệ số là tăng cường sự lưu thông của đồng Nhân dân tệ và mở rộng phạm vi tiếp cận quốc tế. Và đích đến cuối cùng của dự án là giúp đồng Nhân dân tệ trở thành một loại tiền tệ toàn cầu giống như đồng USD. DCEP sẽ không được niêm yết trên các sàn giao dịch tiền điện tử và sẽ không dùng để đầu cơ giá trị.

Hai hãng kỳ lân công nghệ lớn Gojek và Tokopedia sáp nhập / Sàn tiền ảo Binance bị điều tra tại Mỹ, người chơi Việt Nam bị ảnh hưởng thế nào?

Trung Quốc gần đây đã xây dựng một lộ trình để thúc đẩy việc áp dụng công nghệ Blockchain và cho ra đời một đồng Nhân dân tệ kỹ thuật số. DCEP (Digital Currency Electronic Payment, DC/EP) là tiền tệ kỹ thuật số quốc gia của Trung Quốc. Chúng sẽ được xây dựng bằng công nghệ Blockchain và mật mã học. Loại tiền điện tử mang tính cách mạng này có thể trở thành đồng tiền kỹ thuật số của Ngân hàng Trung ương (CBDC) đầu tiên trên thế giới, do nó được phát hành bởi ngân hàng nhà nước (PBoC).

Mục tiêu của đồng tiền này là tăng cường sự lưu thông của đồng Nhân dân tệ và mở rộng phạm vi tiếp cận quốc tế. Và đích đến cuối cùng của dự án là giúp đồng Nhân dân tệ trở thành một loại tiền tệ toàn cầu giống như đồng USD. DCEP sẽ không được niêm yết trên các sàn giao dịch tiền điện tử và sẽ không dùng để đầu cơ giá trị.

Gần đây, Trung Quốc đang đạt được nhiều tiến bộ đầy hứa hẹn với việc thử nghiệm tiền tệ kỹ thuật số nhân dân tệ của mình. Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc sẽ có toàn quyền kiểm soát đồng tiền kỹ thuật số này, quyết định ai có thể sử dụng nó. Họ đã công bố thành công thí điểm ở thành phố Tô Châu, gần Thượng Hải ở miền đông Trung Quốc, nơi 181,000 người đã được tặng miễn phí nhân dân tệ kỹ thuật số trị giá 55 CNY (8,5 USD) để chi tiêu tại các cửa hàng tham gia lễ hội mua sắm Double Fifth từ ngày 1 đến ngày 5/5/2021.

Là một phần trong cuộc thử nghiệm lớn hơn của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc nhắm vào 500.000 người tiêu dùng ở 11 khu vực trên toàn quốc kể từ tháng 4. Đối với những người đủ điều kiện, có một ứng dụng sẵn để tải xuống, cung cấp cho những người sử dụng nhân dân tệ kỹ thuật số một chiếc ví tiền điện tử để dễ dàng quản lý tiền.

Những ai sử dụng đồng nhân dân tệ kỹ thuật số sẽ được giảm giá khi mua hàng, có hàng nghìn cửa hàng trên khắp Trung Quốc đã chấp nhận thanh toán bằng đồng tiền này.

Trung Quốc cũng đang phát triển một nền tảng để làm cho đồng tiền này trở nên khả thi trên phạm vi quốc tế, có thể được giao dịch đến các nước khác như Thái Lan, UAE và cả Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS).

Trung Quốc đang từng bước để trở thành quốc gia đầu tiên đưa tiền tệ của mình vào một blockchain được cấp phép. Mặc dù, hiện tại, ngày ra mắt chính thức của nhân dân tệ kỹ thuật số chưa được ấn định song việc triển khai trên toàn quốc dường như có thể dự đoán được trong vòng 12 tháng nữa.

Ngược lại, các Ngân hàng Trung ương phương Tây như Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ, Ngân hàng Anh, Ngân hàng Trung ương Châu Âu đều đang di chuyển chậm hơn Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đối với tiền tệ kỹ thuật số của ngân hàng trung ương (CBDC). Mỹ hay các cường quốc khác, đều đang bị Trung Quốc bỏ lại phía sau trong cuộc đua phát triển CBDC.

Nhiều nước lo lắng về tính minh bạch của blockchain, về các giao dịch sẽ được hiển thị công khai…hay ảnh hưởng của tiền kỹ thuật số đối với các ngân hàng sẽ như thế nào. Đồng thời cũng lo ngại rằng liệu đồng Nhân dân tệ kỹ thuật số của Trung Quốc có đe dọa sự ổn định toàn cầu không? Câu hỏi này dường như đang quá sớm để có thể trả lời.

Đồng tiền kỹ thuật số của Trung Quốc có khá nhiều ưu điểm. Những dịch vụ thanh toán như Alipay hay WeChat có thể giải quyết các giao dịch rất nhanh chóng cho khách hàng, nhưng đằng sau đó là sổ cái của một số lượng lớn các giao dịch giữa các ngân hàng của người mua và người bán và thường là các ngân hàng trung gian giải quyết vài giờ hoặc thậm chí vài ngày sau đó. Trong khi đó, đồng Nhân dân tệ kỹ thuật số bỏ qua sự cần thiết của các ngân hàng. Nó có phí dịch vụ rất rẻ (hoặc có thể không phí), và không giống như các nền tảng thanh toán khác, tốc độ thanh toán thậm chí còn nhanh hơn nhiều lần.

Không giống như tiền điện tử như Bitcoin, đồng Nhân dân tệ kỹ thuật số được hỗ trợ bởi Chính phủ Trung Quốc. Điều này có nghĩa là việc phát hành đồng Nhân dân tệ kỹ thuật số cũng giống như việc phát hành tiền mặt đang lưu thông, do đó độ an toàn là như nhau vì có chính phủ đứng sau. Sử dụng Nhân dân tệ kỹ thuật số sẽ giúp Trung Quốc kiểm soát tốt hơn nguồn cung tiền, vì không giống như tiền mặt, các cơ quan quản lý sẽ có thể thấy và kiểm tra tất cả các giao dịch diễn ra tại bất kỳ thời điểm nào.

Trung Quốc trở thành quốc gia đi đầu trong việc phát triển đồng tiền số quốc gia

Trung Quốc đang trở thành quốc gia đi đầu trong việc phát triển đồng tiền số quốc gia.

Đồng Nhân dân tệ kỹ thuật số được phát triển trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa Trung Quốc với Mỹ và châu Âu. Điều này rõ ràng giúp Trung Quốc có thêm lợi thế hơn so với các nước khác trong cuộc chiến tiền kỹ thuật số.

Rất nhiều Ngân hàng Trung ương đã và đang xem xét việc phát triển các loại tiền kỹ thuật số CBDC. Các nước như Nhật Bản và Hàn Quốc đang nối gót theo sau Trung Quốc. Phía EU cũng tiết lộ rằng một đồng Euro kỹ thuật số sẽ có thể ra mắt trong 4 đến 5 năm tới.

Đối với những quốc gia tụt hậu, có rất nhiều cần phải quan tâm. Đầu tiên là về thanh toán quốc tế. Hầu hết các giao dịch giữa các loại tiền tệ khác nhau hiện sử dụng USD làm trung gian, thông qua giao thức ngân hàng quốc tế SWIFT. Điều này có nghĩa là nhu cầu đáng kể đối với đồng USD, mang lại lợi thế như cho phép chính phủ Mỹ vay với giá rẻ hơn. Ví dụ, trong năm 2019, chỉ riêng Trung Quốc đã xuất khẩu lượng hàng hóa trị giá 134 tỷ USD.

Các giao dịch sử dụng đồng nhân dân tệ kỹ thuật số sẽ không cần SWIFT hoặc đồng USD, với những tác động đối với việc sử dụng đồng đô la trong thương mại quốc tế. Có tới 120 quốc gia coi Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của họ và nhiều người đặt câu hỏi về việc giải quyết bằng USD vì nó làm tăng thêm rủi ro tài chính không cần thiết do biến động tỷ giá hối đoái bất lợi. Trung Quốc cho biết họ không cố gắng thay thế đồng USD bằng đồng Nhân dân tệ kỹ thuật số và mục tiêu là “cho phép thị trường lựa chọn” cách giải quyết các giao dịch quốc tế.

 

Vấn đề thứ hai là nếu các Ngân hàng Trung ương không đáp ứng nhu cầu về tiền kỹ thuật số, thì các nhóm thị trường sẽ làm. Tiền giấy được phát minh ở Trung Quốc vào thời nhà Tống vào thế kỷ 11 nhưng hiện nay nó nhanh chóng trở nên thừa. Công nghệ thanh toán không tiếp xúc cho thẻ ghi nợ (Debit Card), thẻ tín dụng (Credit Card) đã trở nên phổ biến trong thời kỳ đại dịch. Kết hợp những điều trên thì tiền kỹ thuật số vẫn tốt hơn vì nó tốn ít chi phí hơn để sử dụng và cũng không cần tiếp xúc nhằm tránh lây lan dịch bệnh.

Thứ ba, các quốc gia không chấp nhận tiền kỹ thuật số sẽ khiến Ngân hàng Trung ương của họ mất quyền kiểm soát chính sách tiền tệ đối với tiền điện tử – có thể là các sáng kiến ​​phi tập trung như Bitcoin hoặc các sáng kiến ​​tập trung như tiền điện tử sắp ra mắt của Facebook (Diem).

Nói cách khác, nếu những đồng tiền điện tử không có chủ quyền này được sử dụng rộng rãi cho mục đích thanh toán, các Ngân hàng Trung ương sẽ rất khó quản lý nền kinh tế của họ bằng cách thiết lập mức lãi suất hoặc thay đổi nguồn cung tiền. Tất nhiên, họ có thể cấm tiền điện tử nhưng điều này sẽ gây cản trở sự phát triển và tất cả những lợi ích mà tiền điện tử mang lại.

Minh Châu
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm