Kinh tế số

Mỗi hộ nông dân cần có 1 hồ sơ để định danh trên các sàn thương mại điện tử

DNVN – Việc thúc đẩy kinh tế số trong phát triển nông nghệp luôn được Chính phủ cũng như các cấp, ngành, địa phương coi trọng. Theo Thứ trưởng Lê Minh Hoan, nông dân cũng cần được coi là một nghề. Vì vậy, chúng ta cần quan tâm nhiều hơn đến lợi ích, quyền lợi xã hội cho người nông dân trên các sàn thương mại điện tử.

Xuất khẩu nông sản sang Anh: Doanh nghiệp Việt phải sản xuất theo Global GAP hoặc Euro GAP / Thúc đẩy khơi thông điểm nghẽn, kết nối tiêu thụ nông sản tại các tỉnh phía Bắc

Tại Hội nghị trực tuyến phổ biến, hướng dẫn triển khai Kế hoạch đưa hộ sản xuất nông nghiệp (SXNN) lên sàn thương mại điện tử (TMĐT), thúc đẩy kinh tế số nông nghiệp, nông thôn do Bộ Thông tin và Truyền thông (Bộ TT&TT) tổ chức vào ngày 11/8, ông Nguyễn Quốc Toản, Cục trưởng Cục chế biến và Thị trường nông sản cho rằng, đưa hộ nông dân lên sàn TMĐT thì đầu tiên họ cần phải được định danh tính, họ phải có ID, tài khoản trên sàn. Bên cạnh đó, mỗi hộ nông dân phải có 1 hồ sơ điện tử trên sàn với các thông tin cụ thể như: tên, tuổi, thông tin sản phẩm, lịch sử giao dịch….để có thể phục vụ tiêu thụ nội địa và xuất khẩu.

Theo thống kê của Bộ NN-PTNT, hiện nay nước ta có khoảng 8,9 triệu hộ sản xuất nông nghiệp, trong đó có 4 triệu hộ kinh doanh cá thể. Ngoài ra, ở quy mô hợp tác xã (HTX), đây cũng là một lực lượng vô cùng quan trọng với 68 liên hiệp HTX, trong đó có 17.300 HTX nông nghiệp; 13.200 doanh nghiệp nông nghiệp và 7.500 cơ sở chế biến quy mô công nghiệp. Trong đó, có khoảng 1.718 HTX nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; 3.913 HTX có tính chất liên kết tiêu thụ nông sản; 823 HTX sở hữu sản phẩm OCOP.

Theo ông Toản, để tham gia vào việc thúc đẩy kinh tế số nông nghiệp, nông thôn thì những số liệu trên là những dữ liệu đầu vào cực kỳ quan trọng giúp mỗi người dân trở thành một chủ thể trong việc bán sản phẩm của họ ra thị trường. Từ đó, họ có thể trực tiếp tham gia vào quá trình chuyển đổi số và đưa các sản phẩm nông sản của mình lên sàn TMĐT.

Từ đó đại diện Bộ NN-PTNT kiến nghị cần phải đồng bộ hóa cơ sở dữ liệu này lên các sàn TMĐT để có đủ dữ liệu đầu vào. Cùng với mục tiêu “nông dân là một nghề”, vì vậy để có thể thể chế hóa, đưa hộ nông dân lên sàn TMĐT thì đầu tiên họ cần phải được định danh tính, họ phải có ID, tài khoản trên sàn. Bên cạnh đó, mỗi hộ nông dân phải có 1 profile điện tử trên sàn với các thông tin cụ thể như: tên, tuổi, thông tin sản phẩm, lịch sử giao dịch….để có thể phục vụ tiêu thụ nội địa và xuất khẩu.

“Khó khăn cho hộ nông dân khi lên sàn TMĐT là việc thanh toán và cơ chế tích hợp. Chính vì vậy khi hỗ trợ các hộ nông dân lên sàn TMĐT cần hỗ trợ cả các giá trị tích hợp kèm theo như: Có liên thông được với các tổ chức tín dụng, tổ chức thanh toán, tổ chức logistics... để các hộ có thể thực sự làm chủ các gian hàng TMĐT hay không?”, ông Toản nói.

Cần quan tâm hơn đến lợi ích và quyền lợi xã hội của người nông dân trên các sàn TMĐT.

Cần quan tâm hơn đến lợi ích và quyền lợi xã hội của người nông dân trên các sàn thương mại điện tử.

Việc thúc đẩy tiêu thụ, lưu thông đầu ra cũng cần có danh mục các sản phẩm bán theo mùa vụ. Về vấn đề này, Ban chỉ đạo thị trường nông sản của Bộ NN-PTNT đã có chỉ đạo việc đưa ra các bản tin hàng tháng, quý trong đó quy định rõ thời hạn niên vụ, định kỳ thu hoạch, dự kiến lịch thu hoạch sản phẩm trong quý tới… các thông tin này đang được ban hành thường xuyên và hoàn toàn có thể cung cấp cho Bộ TT&TT để có dữ liệu cập nhật lên hệ thống, ông Toản cho biết thêm.

Bên cạnh những sản phẩm mùa vụ chúng ta cũng phải nghĩ đến những sản phẩm phái sinh. Theo ông Toản, những người tiêu dùng trong nước và nước ngoài hoàn toàn có quyền đặt hàng 1 sản phẩm nông sản đặc sản ở thời điểm này nhưng thanh toán và nhận hàng ở mùa vụ trong tương lai. Điều này giải quyết được kế hoạch mùa vụ của người nông dân, vì vậy điều này cũng cần được thiết kế trên các sàn TMĐT.

Ở khía cạnh thông tin đầu vào, Bộ NN-PTNT sẽ cung cấp các thông tin cần thiết cho các hộ nông dân về vật tư, canh tác, thời tiết, thiên tai…. Từ đó cần thiết kế một App tích hợp tất cả thông tin. Hiện nay mỗi người nông dân đều sử dụng smartphone nên có thể biến nó trở thành trợ lý riêng của mình.

Hiện nay ở các cơ sở, người nông dân gặp nhiều khó khăn khi mang tài sản đi thế chấp ở các tổ chức tín dụng vì tài sản của các nông hộ này không nhiều. Chính vì vậy đại diện Bộ NN-PTNT đề nghị cần có thông tin hỗ trợ tài chính vi mô, các điểm bưu chính cấp xã có thể giải quyết các món vay cho bà con một cách linh động ở mức 20-30 triệu đồng.

“Cần quan tâm nhiều hơn đến lợi ích, quyền lợi xã hội cho người nông dân thông qua sàn TMĐT. Nếu như coi nông dân là một nghề, thì tất cả các thông tin đào tạo của một cá nhân đều cần được thể hiện hết trên đó để theo dõi và đánh giá. Các xã viên sẽ đều được tích hợp thông tin khi tham gia đào tạo các lớp học, dạy nghề”, ông Toản chia sẻ.

Bên cạnh đó, đại diện Bộ NN-PTNT cũng cho biết, việc tuyên truyền quảng bá được coi là việc rất quan trọng để chính thể hóa vai trò thương mại của người nông dân.

Tại hội nghị, ông Phạm Anh Tuấn, Thứ trưởng Bộ TT&TT cho biết, Bộ TT&TT mong muốn Bộ NN-PTNT sẽ chủ trì việc phát triển kinh tế số nông nghiệp và nông dân. Còn Bộ TT&TT, Bộ Công Thương sẽ hỗ trợ thúc đẩy chuỗi kinh tế số trong nông nghiệp. Mục đích cuối cùng là làm sao giúp sản xuất nông nghiệp phát triển, bà con được làm giàu trên chính mảnh đất quê hương mình.

Huyền Phạm
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm