Kinh tế số

Tự chủ tài chính từ năm 2021: Đài Phát thanh - Truyền hình cần tận dụng công nghệ số, cung cấp dịch vụ trên đa nền tảng

DNVN - Tự chủ về mặt tài chính từ năm 2021, vừa phải đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị vừa phải đảm bảo khai thác tốt nguồn thu để duy trì hoạt động trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường hiện nay là khó khăn chung của các Đài Phát thanh Truyền hình.

Truyền hình OTT tăng trưởng nóng: Bộ TT&TT khuyến cáo người dân cẩn trọng khi dùng OTT xuyên biên giới / Bàn giải pháp để đài Phát thanh - Truyền hình địa phương thực hiện tự chủ tài chính từ năm 2021

Đầu tháng 12/2020 vừa qua, hội thảo Ứng dụng giải pháp, công nghệ số trong truyền hình - Thảo luận việc thực hiện tự chủ tài chính của các Đài Phát thanh Truyền hình do Công ty TNHH Truyền hình Kỹ thuật số Miền Nam (SDTV) tổ tại TP Đà Lạt, Lâm đồng với sự tham gia của đại diện Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử cùng gần 20 lãnh đạo các Đài Phát thanh Truyền hình (PT-TH) các địa phương từ Đà Nẵng đến Cà Mau.

Ông Vũ Phúc Yên, Phó Trưởng Ban phụ trách Ban Kinh tế - Thị trường Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông chia sẻ về chính sách tự chủ tài chính đối với các đài PT-TH địa phương tại hội thảo. Theo đó, với mục tiêu các đài PT-TH sẽ thực hiện tự chủ tài chính, nhà nước chuyển sang thực hiện cơ chế đặt hàng sản xuất các chương trình từ năm 2021.

Ông Vũ Phúc Yên thông chia sẻ về chính sách tự chủ tài chính đối với các đài PT-TH địa phương tại hội thảo.

Cụ thể, từ đầu năm 2021, các đài phát thanh, truyền hình sẽ tự đảm bảo kinh phí hoạt động thường xuyên. Nhà nước chuyển từ hình thức cấp giao nhiệm vụ sang cơ chế hỗ trợ, đặt hàng đối với các kênh, chuyên mục, chương trình phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin, tuyên truyền thiết yếu và có cơ chế phù hợp để từng bước hình thành , phát triển ngành công nghiệp sản xuất nội dung trong nước.

Bộ Thông tin và Truyền thông đã có sự chuẩn bị liên quan đến tự chủ trong lĩnh vực phát thanh truyền hình. Bộ đã ban hành Danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước trong lĩnh vực thông tin và truyền thông (theo Quyết định 1265/QĐ-TTg, ngày 18/8/2020 của Thủ tướng Chính phủ) về thông tin tuyên truyền phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền phục vụ đảm bảo an ninh – quốc phòng, thông tin tuyên truyền phục vụ tuyên truyền đối ngoại.

Bên cạnh đó, Bộ TT&TT cũng đã ban hành các định mức kinh tế - kỹ thuật của sản xuất nội dung chương trình trong lĩnh vực phát thanh truyền hình theo Thông tư 03/2018/TT-BTTTT và Thông tư 09/2020/TT-BTTTT. Hiện Bộ cũng đang xây dựng dự thảo thông tư định mức kinh tế - kỹ thuật đối với báo điện tử.

Về Định mức kinh tế - kỹ thuật trong Truyền dẫn Phát sóng Truyền hình đối với các đài truyền hình đã được Bộ TT&TT quy định cụ thể trong Quyết định số 2279/QĐ-BTTTT ngày 20/12/2016, về định mức tạm thời trên hạ tầng truyền hình số mặt đất. Hiện Định mức Truyền dẫn Phát sóng Phát thanh, Truyền dẫn Phát sóng trên hạ tầng vệ tinh, mạng cáp cũng đang được Bộ xây dựng.

Về Quy trình đặt hàng cung cấp dịch vụ sự nghiệp công đối với các Đài Phát thanh Truyền hình, các nhà đài được giao quyền tự chủ tài chính theo cơ chế tự chủ và dịch vụ sự nghiệp công là nhiệm vụ thường xuyên hàng năm của Đài sẽ có định mức, đơn giá cụ thể. Căn cứ đặt hàng dịch vụ sẽ được giao dự toán thu – chi dựa trên Quyết định của UBND tỉnh về Danh mục dịch vụ sự nghiệp công phát thanh truyền hình sử dụng theo hình thức đặt hàng . Hình thức và nội dung đặt hàng chương trình bao gồm khối lượng, số lượng chương trình, thời gian triển khai, đơn giá, dự toán kinh phí, phương thức thanh toán, quyết toán,.. cũng được quy định rõ trong Quyết định của UBND tỉnh.

Theo thống kê của công ty truyền thông Magna, tính đến hết năm 2020, thị phần quảng cáo trên truyền hình toàn cầu ngày càng giảm, quảng cáo trên nền tảng số đang chiếm khoảng 50% tổng chi phí cho mọi loại hình quảng cáo. Điều này đồng nghĩa với sự sụt giảm thị phần của quảng cáo truyền hình sẽ chuyển sang các đối thủ.

Trong cuộc đua quảng cáo, nỗ lực giành chiếm thị phần của truyền hình khá nhiều áp lực trước sức càn quét ngày càng mạnh mẽ của hai ông lớn công nghệ Facebook và Google. Theo đó, giới chuyên môn dự báo khoảng cách doanh thu giữa hai loại hình quảng cáo này sẽ còn tiếp tục gia tăng trong thời gian tới. Một trong những lý do đó chính là do là Smartphone ngày càng rẻ kéo theo việc gia tăng tỷ lệ sử dụng Mobile Internet.

Thị phần toàn cầu quảng cáo trên truyền hình và quảng cáo nền tảng số giai đoạn 2000-2022.

Chia sẻ với phóng viên Doanh Nghiệp Việt Nam về kinh nghiệm tự chủ về tài chính, tạo nguồn thu cho nhà đài, ông Nguyễn Hoài Nam, Giám đốc đài PT - TH Đà Nẵng cho biết, các nhà đài cần: Chuẩn bị chu đáo cơ sở pháp lý bảo vệ bản quyền các chương trình phát sóng. Rà soát đề xuất phát triển các chương trình phù hợp với mục tiêu chiến lược định hướng phát triển của tỉnh, của địa phương. Sắp xếp lại đội ngũ nhân lực và thay đổi thương thức sản xuất chương trình để có các đơn giá tốt nhất, qua đó giúp tăng thu nhập cho cán bộ công nhân viên nhà đài. Ngoài ra, tăng cường triển khai ký kết các hợp đồng từ các cơ quan, các doanh nghiệp trong địa phương để tạo nguồn thu cho nhà đài.

Đại diện Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử định hướng các đài phải có bước đột phá đổi mới về nội dung, phát triển dịch vụ cung cấp nội dung trực tuyến đa nền tảng, phương thức phù hợp với sự phát triển công nghệ số với tốc độ nhanh chóng.. Chỉ có ứng dụng công nghệ số, sản xuất chương trình cung cấp dịch vụ, truyền dẫn phát sóng thì mới tạo được nguồn thu đối với các đơn vị truyền hình. Đây chính là yếu tố quyết định sự sống còn với các nhà đài.

Trung Đức
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo