Kinh tế Trung Quốc: Thịnh hay suy?
Hệ thống tài chính bất ổn?
Khủng hoảng tài chính ở Mỹ được chia làm 2 giai đoạn: giai đoạn đầu là bùng nổ bong bóng BĐS và giai đoạn thứ hai khởi nguồn từ “cái chết” của Lehman Brothers.
Năm 2006, giá BĐS ở Mỹ bắt đầu giảm, gây nhiều thiệt hại cho các hộ gia đình. Tăng trưởng khi tế bị ảnh hưởng do việc xây dựng nhà ở giảm mạnh và tỷ lệ thất nghiệp trong lĩnh vực xây dựng tăng nhanh.
Tuy nhiên, tình hình kinh tế Mỹ sẽ không đáng lo ngại nếu không có sự kiện tháng 9 năm 2008. Ngày 15/9, ngân hàng Lehman Brothers tuyên bố phá sản, gây ra cuộc khủng hoảng tài chính lớn nhất nước Mỹ trong vòng 80 năm.
Dù các con số được đưa ra, nhưng tổng thiệt hại từ các khoản vỡ nợ thế chấp của ngân hàng này và các bên trực tiếp chịu trách nhiệm thì không thể xác định chính xác được.
Tất cả các chủ nợ, cổ đông, kinh doanh chứng khoán, nhà buôn hốt hoảng gia hạn hạn mức tín dụng, yêu cầu tài sản thế chấp và bán phá giá chứng khoán. Chính những hành động này đã làm tình hình khủng hoảng thêm trầm trọng.
Sau vụ phá sản của Lehman, các khoản vỡ nợ đã gây ra vấn đề thanh khoản nghiêm trọng. Những sai lầm vay mượn đã làm tê liệt nguồn cung tài chính của Mỹ lúc đó.
Để ngăn chặn một cuộc khủng hoảng cỡ Lehman, Chính phủ Trung Quốc luôn đảm bảo sẽ không có bất kỳ trung gian tài chính lớn nào bị phá sản.
Các nhà đầu tư Trung Quốc có thể ngừng mua các sản phẩm quản lý tài sản – một loại tài sản tiền gửi được giao dịch trong hệ thống ngân hàng “ngầm” của Trung Quốc, có tính minh bạch thấp và được trả lãi cao hơn.
Bằng cách này, các sản phẩm quản lý tài sản được chuyển trở lại thành các khoản tiền gửi ngân hàng truyền thống.
Do đó các ngân hàng có đủ nguồn lực tài chính để chống lại một cuộc khủng hoảng tín dụng. Và nếu cần thiết, Chính phủ Trung Quốc sẽ can thiệp bằng cách thực hiện các chương trình kích thích tiền tệ và tài khóa.
Suy thoái kinh tế: tốt hay xấu?
Nền kinh tế Trung Quốc hiện nay được cho là có nhiều bất ổn: Thứ nhất, tăng trưởng kinh tế giảm từ hai con số xuống còn 7,5%; Thứ hai, tỷ lệ đầu tư duy trì ở mức quá cao, trên 48% GDP; Thứ ba, theo một số đánh giá, tỷ lệ nợ - được hiểu là các khoản nợ của các công ty, hộ gia đình và Chính phủ Trung Quốc - đã tăng lên mức báo động, chiếm khoảng 200% GDP.
Nhiều nhà kinh tế cho rằng suy thoái kinh tế do cấu trúc là không thể tránh khỏi và cần thiết, nó đánh dấu sự phát triển của nền kinh tế Trung Quốc nhờ việc thu hẹp khoảng cách công nghệ với các nền kinh tế hàng đầu và chuyển dịch các nguồn lực sang ngành dịch vụ.
Để xác định tốc độ tăng trưởng kinh tế tối đa mà không gây ra lạm phát và năng suất dư thừa cũng như gia tăng tỷ lệ thất nghiệp, Chính phủ Trung Quốc phải xem xét đồng thời ba yếu tố: Nguồn nhân lực, nguồn vốn và phương pháp sản xuất. Trên cơ sở đó, tốc độ tăng trưởng hiện nay được cho là tốc độ tăng trưởng bền vững thay vì 10% như thập kỷ hoàng kim trước đó. Và theo một số nhà kinh tế, tỷ lệ đầu tư cao như hiện nay tiềm ẩn những bất ổn, mặc dù mặt tích cực là sẽ mở rộng năng suất của nền kinh tế để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng và thị trường xuất khẩu.
Tuy nhiên, nhờ có nguồn tài chính từ việc chính phủ đặt ra mức trần cho lãi suất tiền gửi, các ngân hàng trả lãi suất thấp cho người gửi và cũng định giá thấp đối với các khoản vay của doanh nghiệp, mà tỷ lệ hiện nay không cản trở tốc độ phát triển kinh tế.
Trung Quốc được đánh giá là quốc gia có tỷ lệ đầu tư cao nhất và có tỷ lệ tăng trưởng ổn định nhất. Có được kết quả này là vì Chính phủ Trung Quốc đang quản lý một phần đầu tư nhằm khuyến khích chi tiêu tài chính.
End of content
Không có tin nào tiếp theo