'Con đường' đưa nông sản thoát cảnh được mùa - mất giá
Dệt may được dùng vải Hàn Quốc để hưởng ưu đãi thuế từ thị trường EU / Giá vàng hôm nay (15/12): Đi xuống
Thống kê từ Bộ NN&PTNT cho thấy, đến nay đã có 3.219 HTX nông nghiệp tham gia liên kết theo chuỗi liên kết - chế biến - tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp và cả nước có 1.594 doanh nghiệp (DN) tham gia liên kết với HTX, tổ hợp tác (THT) và nông dân trong sản xuất, thu hoạch chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Tuy vậy, so với con số hơn 17.000 HTX nông nghiệp hoạt động, rõ ràng số lượng này vẫn rất khiêm tốn.
Nghịch lý 'thừa - thiếu'
Tính tới tháng 9/2020, HTX nho Evergreen Ninh Thuận có 91 thành viên. Năm 2020, HTX nâng cấp cơ sở vật chất mới và hiện đạt, đạt tiêu chuẩn HACPP gồm khu sơ chế và rửa nho, kho lạnh, phòng sấy nho, khu đóng gói sản phẩm, khu chế biến nước ép, rượu nho, giấm nho, phòng trưng bày, kho phân và thuốc, phòng họp... Trong thời gian tới, HTX cũng định hướng đạt quy mô từ 200-300 thành viên, xây dựng vùng sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP cho 100% thành viên.
Bài toán thị trường đầu ra cho nông sản luôn là vấn đề mà các HTX rất quan tâm. |
Tuy nhiên, điều khiến ông Nguyễn Hải Tấn, Chủ tịch HĐQT HTX Nho Evergreen Ninh Thuận băn khoăn nhất là HTX vẫn còn những khó khăn như chưa thể tiêu thụ hết được sản lượng nho mà thành viên sản xuất ra. Do có lúc thì rất nhiều thành viên có nho chín cần thu hoạch vào cùng một thời điểm với sản lượng quá lớn vượt năng lực tiêu thụ của HTX, có lúc lại không vườn thành viên nào có nho.
HTX vẫn khó khăn trong việc tìm thị trường lớn và ổn định do nguồn cung của HTX chưa ổn định và năng lực chưa đáp ứng được các yêu cầu về hậu cần và chính sách trả nợ của các siêu thị lớn khi bán hàng cho thị trường.
Trong khi đó, đại diện HTX Thanh Bình (Bình Thuận) cho biết đã xuất 3 đơn hàng sang Canada trong năm 2019, và có tiềm năng xuất sang châu Âu. Tuy nhiên, do dịch COVID-19 diễn biến phức tạp ở nước ngoài, dẫn đến khả năng trì trệ trong quá trình vận chuyển và bốc dỡ hàng hóa tại kho cảng (gây khó khăn rất lớn đối với trái cây tươi), phía đối tác nhập khẩu đang tạm hoãn các đơn hàng.
Điều đó dẫn tới, sản lượng thanh long của HTX Thanh Bình đang trong tình trạng "thừa mà thiếu". Sản lượng mỗi năm tuy nhiều, nhưng thời điểm thu hoạch không trùng khớp với lịch cung ứng đơn hàng cho khách hàng, và chất lượng trái tại các vườn thành viên chưa đồng đều cả về mẫu mã và độ ngọt, độ an toàn. HTX cũng cần phát triển thêm thị trường xuất khẩu trong khu vực châu Á và châu Âu nhằm giảm chi phí và rủi ro trong quá trình vận chuyển.
Đẩy mạnh hỗ trợ HTX tham gia chuỗi giá trị
Trước khó khăn mà các HTX đang gặp phải, TS. Võ Thị Kim Sa, Phó Hiệu trưởng, Trường Cán bộ Quản lý NN&PTNT 2, Giám đốc dự án Phát triển HTX Việt Nam nhìn nhận, trong bối cảnh hiện nay, liên kết ngang giữa nông dân hình thành nên các HTX có đầy đủ tư cách pháp nhân là nhu cầu thiết yếu trong dòng chảy của sản xuất nông nghiệp hàng hóa. Bởi vì vừa phát huy tối đa lợi thế của sản xuất nông nghiệp theo quy mô nhỏ của kinh tế hộ, vừa tận dụng tốt nhất lợi thế quy mô lớn của sản xuất hàng hóa theo cơ chế thị trường. Thông qua HTX, người nông dân có thể tham gia bình đẳng với các chủ thể kinh tế khác trong chuỗi giá trị dài và rộng “từ trang trại đến bàn ăn”.
Tuy nhiên, bà Sa cho rằng, quy mô và năng lực của các HTX ở Việt Nam vẫn còn rất nhỏ so với các DN hoặc so với các HTX trên thế giới. Điều đáng lo lắng là nơi này hay nơi khác đã bắt đầu xuất hiện hiện tượng các HTX cạnh tranh lẫn nhau.
"Vì vậy, đây cũng chính là thời điểm để các HTX “chuyển mình” vươn lên cấp độ hợp tác cao hơn: hợp tác với nhau nhằm phát triển phong trào HTX trên quy mô địa phương, vùng, quốc gia và quốc tế", bà Sa nói.
Ông Lê Đức Thịnh, Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác (KTHT) và Phát triển nông thôn, Bộ NN&PTNT cho biết, trong thời gian tới, ngành nông nghiệp sẽ tăng cường áp dụng các quy chuẩn, tiêu chuẩn để nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo an toàn thực phẩm, xây dựng thương hiệu. Đồng thời, hỗ trợ nông dân các kiến thức về sản xuất theo các tiêu chuẩn quy định (VietGAP, GlobalGAP, Organic...) nhằm sản xuất ra các sản phẩm đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm. Cùng với đó, ngành tập trung hỗ trợ xây dựng mô hình HTX ứng dụng công nghệ cao gắn với liên kết theo chuỗi giá trị, tiêu chuẩn sản phẩm an toàn, xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại tiêu thụ sản phẩm.
Bộ NN&PTNT cũng kiến nghị Chính phủ khẩn trương ban hành cơ chế chính sách thay thế những chính sách đã hết hiệu lực trong giai đoạn 2015-2020, tập trung vào các chính sách như đất đai cho HTX xây dựng hạ tầng: trụ sở, nhà xưởng, sân phơi, bến bãi. Đồng thời, hỗ trợ cơ sở hạ tầng cho HTX trong phục vụ thực hiện chế biến, thương mại và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
Theo Bộ Công Thương, việc đẩy mạnh phát triển HTX gắn với chuỗi giá trị sản phẩm chủ lực của quốc gia, vùng, địa phương là giải pháp trọng tâm nhằm nâng cao hiệu quả và phát triển bền vững các HTX. Định hướng phát triển HTX theo hướng sản xuất hàng hóa, tạo ra sản phẩm có thương hiệu, sức cạnh tranh trên thị trường là hết sức cần thiết. Chính vì vậy, việc tổ chức lại sản xuất của các HTX theo hình thức hợp tác, liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị đối với các sản phẩm hàng hóa có thế mạnh là giải pháp phát triển bền vững của các HTX.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
VCCI kiến nghị lập cơ quan độc lập đốc thúc giải quyết vướng mắc, bất cập
Doanh nghiệp cần có chiến lược cạnh tranh để tham gia chuỗi liên kết FDI
Giá vàng ngày 26/12/2024: Tiếp tục ghi nhận mức tăng nhẹ
Đà Nẵng: Phạt nhiều tổ chức, cá nhân kinh doanh thương mại điện tử vi phạm
Giá heo hơi ngày 26/12/2024: Biến động trái chiều trên cả nước, mức cao nhất 69.000 đồng/kg
Giá ngoại tệ ngày 26/12: Tỷ giá đồng USD và NDT biến động cùng chiều