Thị trường

Việt Nam có thể trở thành nước có thu nhập trung bình cao vào năm 2023

Dự báo trên được đưa ra trong báo cáo Dự báo Kinh tế châu Á Trung hạn do Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Nhật Bản (JCER) vừa công bố.

Nông sản thực phẩm Việt trước lựa chọn 'sống còn' ở chế biến sâu / Doanh nghiệp mất thêm 950 Nhân dân tệ với mỗi container khi xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc

Hoạt động của một công xưởng tại Việt Nam (Ảnh: Bloomberg)

Hoạt động của một công xưởng tại Việt Nam (Ảnh: Bloomberg)

Cơ quan này đưa ra hai kịch bản về tác động của dịch COVID-19 gồm: kịch bản tiêu chuẩn và kịch bản dịch COVID-19 sẽ trở nên tồi tệ hơn.

Theo kịch bản tiêu chuẩn, JCER dự báo năm 2020, chỉ có các nền kinh tế Trung Quốc, Việt Nam và Đài Loan vẫn duy trì tăng trưởng dương.

GDP của Ấn Độ có thể giảm hơn 10%, trong khi Philippines có thể giảm 8%. Các nền kinh tế Hong Kong (Trung Quốc), Thái Lan, Canada, Malaysia và Singapore đều đang đối mặt với nguy cơ suy thoái với tốc độ hơn 6%.

Vào năm 2029, quy mô của nền kinh tế Trung Quốc sẽ vượt Mỹ, và năm 2035 khoảng cách giữa hai nền kinh tế có thể tương đương với quy mô của nền kinh tế Nhật Bản.

 

Đến năm 2035, quy mô của nền kinh tế Trung Quốc, bao gồm cả Hong Kong, sẽ đạt 41.800 tỷ USD, chỉ thấp hơn một chút so với quy mô của nền kinh tế Mỹ và Nhật Bản cộng lại (42.300 tỷ USD).

Trung Quốc sẽ trở thành nước có thu nhập cao vào năm 2023 và thu nhập bình quân đầu người ở nước này có thể đạt 28.000 USD/năm vào năm 2035, tương đương với con số hiện nay của Đài Loan.

Việt Nam có thể trở thành nước có thu nhập trung bình cao vào năm 2023 - Ảnh 1.

Theo kịch bản tiêu chuẩn, Việt Nam được dự báo là 1 trong 3 nền kinh tế vẫn duy trì tăng trưởng dương trong năm nay. (Ảnh minh họa: Dân trí)

Trong khi đó, Việt Nam có thể sẽ vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng khoảng 6% vào năm 2035 nhờ xuất khẩu tăng mạnh, nhờ đó vượt qua Đài Loan (Trung Quốc) và trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 Đông Nam Á, sau Indonesia. Điều này sẽ giúp Việt Nam vượt qua Đài Loan về quy mô nền kinh tế vào năm 2035 và trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 Đông Nam Á sau Indonesia.

Việt Nam sẽ trở thành nước có thu nhập trung bình cao vào năm 2023, với thu nhập bình quân đầu người khoảng 11.000 USD.

 

Còn theo kịch bản thứ 2, dịch COVID-19 sẽ trở nên tồi tệ hơn, tốc độ tăng trưởng của nhiều quốc gia sẽ ở mức thấp, quy mô của nền kinh tế Việt Nam vào năm 2035 sẽ vẫn nhỏ hơn của Đài Loan (Trung Quốc).

Trong kịch bản này, vào năm 2035, tốc độ tăng trưởng của Mỹ, Việt Nam, Singapore và các quốc gia khác sẽ thấp hơn so với kịch bản tiêu chuẩn, chủ yếu do sự đình trệ về trao đổi thương mại. Trong khi đó, Trung Quốc sẽ hầu như không bị ảnh hưởng và vẫn trỗi dậy mạnh mẽ.

JCER dự báo trong kịch bản này, Trung Quốc sẽ vượt qua Mỹ về quy mô của nền kinh tế vào năm 2028, sớm hơn 1 năm so với kịch bản chuẩn.

Vào năm 2035, khoảng cách giữa hai nền kinh tế này sẽ nới rộng, và quy mô của nền kinh tế Trung Quốc, bao gồm cả Hong Kong, sẽ lên tới 41.800 tỷ USD, cao hơn so với quy mô của nền kinh tế Mỹ và Nhật Bản cộng lại (41.600 tỷ USD).

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm