"EVFTA không chỉ là nơi xuất con tôm, bán cân gạo"
Gỡ “thẻ vàng” cho thủy sản Việt Nam - Vì sao vẫn khó? / Giá vàng hôm nay (24/9): 'Lao dốc không phanh', xuống mức thấp nhất trong 2 tháng qua
Ảnh minh họa.
"Chúng ta nói nhiều về chỉ tiêu xuất khẩu nhưng quên đi mất 1 mục tiêu vô cùng quan trọng là nhập khẩu. Nói cho cùng, ý nghĩa của xuất khẩu là tạo nguồn ngoại tệ để nhập về những thiết bị cần thiết để nâng khả năng sản xuất của nền kinh tế, chứ không phải nhập về để lại làm xuất khẩu ra ngoài. Điều này không giúp nâng cao nền tảng của nền kinh tế", bà Phạm Chi Lan - Chuyên gia kinh tế cao cấp nhấn mạnh về tầm quan trọng của việc nhập khẩu trong quá trình thực thi Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu (EVFTA) tại Chương trình "Hội thảo Hiệp định EVFTA: Những điều doanh nghiệp cần biết".
Bà Phạm Chi Lan, ông Lương Hoài Thái (thứ 2 và thứ 3 từ bên trái sang) tại Hội thảo Hiệp định EVFTA: Những điều doanh nghiệp cần biết
Đồng tình với quan điểm này, ông Lương Hoài Thái – Vụ trưởng Vụ Chính sách Thương mại Đa biên (Bộ Công Thương) cho biết việc thực thi EVFTA có 2 khâu là làm thế nào để chúng ta tận dụng tốt các cơ hội để xuất khẩu sang EU. Khâu còn lại là việc chúng ta nhập khẩu từ EU, đây cũng là cơ hội rất lớn. Theo ông Thái, hiện chúng ta chưa dành sự quan tâm đúng mức cho khâu thứ 2.
"Chúng ta thực thi không chỉ đơn thuần là chúng ta xuất con tôm, xuất được mấy cân gạo sang đó. Quan trọng là chúng ta kết nối được với một khu vực có hàm lượng công nghệ cao, có tri thức, có cách làm ăn bài bản, có định hướng mà chúng ta hướng đến. Ngoài việc xuất khẩu, thì việc nhập khẩu cũng rất quan trọng", ông Thái khẳng định.
Nói thêm về vấn đề này, theo bà Phạm Chi Lan, hiện chúng ta đang rất háo hức với EVFTA về khả năng đón nhận đầu tư công nghệ, tham gia chuỗi giá trị cung ứng…. Nhưng nếu chúng ta không chuẩn bị đủ tốt minh, không có lực, không tao được lực cho chính mình, sẽ không tiếp nhận được những cơ hội nói trên.
EVFTA: Hiệp định "27 trong 1"
Đề cập về những cơ hội của EVFTA với nền kinh tế Việt Nam, bà Nguyễn Thị Thu Trang – Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập (VCCI) cho biết đây cũng là một hiệp định thương mại tự do (FTA) giống như 12 hiệp định mà Việt Nam đã từng ký kết. Song EVFTA có rất nhiều điểm khác biệt.
Theo đó, với EVFTA đồng nghĩa việc chúng ta có thỏa thuận thương mại với 27 nước thành viên của Liên minh châu Âu EU. Đáng chú ý trường đó, Việt Nam chưa có bất cứ một FTA nào với các nước thuộc EU.
"Không quá để nói rằng đây là Hiệp định "27 trong 1"", bà Trang nhấn mạnh.
Bà Nguyễn Thị Thu Trang – Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập (VCCI)
Cũng theo bà Trang, thông qua EVFTA, Việt Nam có thể tiếp cận, giao thương được với một thị trường rộng lớn với sức mua đứng thứ 2 thế giới. Ngoài ra tại EU, các đối tác đều sở hữu nền kinh tế có khả năng hỗ trợ cho chúng ta, không cạnh tranh trực tiếp với chúng ta. Bà Trang cho biết những điều này là rất quan trọng với một nền kinh tế có định hướng xuất khẩu như Việt Nam.
Trước bà Trang, phát biểu khai mạc Hội thảo, ông Vũ Tiến Lộc – Chủ tịch VCCI nhấn mạnh Việt Nam là một trong số ít các nước có FTA với EU (sau Hàn Quốc, Nhật Bản và Singpore), vì thế EVFTA mở ra cơ hội và lợi thế xuất khẩu đực biệt cho hàng hóa Việt Nam. Đồng thời, EVFTA cũng tạo ra sức hấp dẫn cho Việt Nam trong việc thu hút đầu tư từ một đối tác đầu tư FDI hàng đầu thế giới, với nguồn vốn, công nghệ và quản lý tiên tiến bậc nhất hiện nay.
Ông Vũ Tiến Lộc – Chủ tịch VCCI phát biểu khai mạc hội thảo
Thực tế thực thi EVFTA trong 2 tháng vừa qua cho thấy các cơ hội Hiệp định này đã bắt đầu được thực hiện hóa, mang lại hững lợi ích đầu tiên cho doanh nghiệp Việt Nam.
Theo số liệu của Bộ Công Thương, chỉ trong vòng tháng đầu tiên thực hiện EVFTA, đã có trên 7.200 bộ Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) mẫu EUR.1 với kim ngạch 277 triệu USD hàng hóa xuất khẩu sang EU.
Tin từ Bộ NN&PTNT cũng cho thấy xuất khẩu nông lâm thủy ản của Việt Nam cũng bắt đàu khởi sắc nhờ EVFTA. Các đơn hàng thủy sản sang EU trong tháng 8/2020 tăng 10% về kim ngạch so với tháng 7/2020. Giá các sản phẩm gạo củ Việt Nam cũng được cải thiện sau khi EVFTA có hiệu lực với mức tăng từ 80 – 200 USD/tấn so với cuối tháng 7/2020, và 126 tấn gạo thơm đầu tiên đã được xuất khẩu sang EU vơi mức thuế suất 0% vào ngày 22/9.
Nhờ EVFTA,126 tấn gạo thơm đầu tiên đã được xuất khẩu sang EU vơi mức thuế suất 0% vào ngày 22/9
Bà Trang cho biết, những kết quả này là tương đối khả quan, nhất là trong bối cảnh thị trường vẫn còn rất khó khăn do tác động của dịch COVID-19 và Hiệp định vẫn còn rất mới mẻ với đa số các doanh nghiệp. Tuy nhiên trong dài hạn, để có thể hiện thực hóa những cơ hội mà EVFTA hứa hẹn mang lại, các doanh nghiệp cần có hiểu biết chính xác, đầy đủ về các cam kết EVFTA cụ thể liên quan tới hoạt động kinh doanh. Từ đó mới có thể hành động chuẩ bị, tận dụng các cam kết một cách phù hợp.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Nga sẵn sàng hợp tác với Việt Nam trên lĩnh vực điện hạt nhân
Bitcoin có thể chạm đỉnh mới đầu năm 2025 nhờ những chính sách thân thiện với tiền số của ông Trump
Cơ hội hợp tác năng lượng cho doanh nghiệp ASEAN
Giá heo hơi ngày 13/1/2025: Miền Bắc và miền Trung tiếp tục tăng mạnh
Giá vàng ngày 13/1/2025: Ngược chiều thế giới, giá vàng trong nước giảm
Giá nông sản ngày 13/1/2025: Cà phê ổn định, hồ tiêu trở lại mốc 147.000 đồng