Thị trường

140 nghìn đồng/kg nhãn cổ đường phèn, dân Hà Nội vẫn xếp hàng tranh mua

Nhãn Hưng Yên đang vào mùa và có mặt trên nhiều hệ thống siêu thị, chợ, cửa hàng hoa quả ở khắp Hà Nội. Nhưng loại nhãn cổ đường phèn thì không phải ở đâu cũng có và mặc cho giá cao “ngất” thì nó vẫn được rất nhiều người tìm mua mỗi khi vào mùa.

Sơn La: No đủ nhờ trồng sả Java lấy tinh dầu / Thị trường bánh Trung thu vào mùa sớm

Dù đắt gấp 5 – 6 lần so với các loại nhãn khác, nhưng nhãn đường phèn (loại nhãn tiến vua thời xưa ở Hưng Yên) gần như không có bán lẻ trên thị trường. Thay vào đó, chỉ có các loại nhãn khác phổ biến như Hương Chi, nhãn cùi,...

Tuy nhiên, dù không phải là loại nhãn hiếm đặc biệt, nhưng các loại nhãn này trồng theo tiêu chuẩn VietGAP, có mã vạch truy xuất nguồn gốc, chỉ dẫn địa lý,... cũng rất thơm ngon và có giá trị cao.

140 nghìn đồng/kg nhãn cổ đường phèn, dân Hà Nội vẫn xếp hàng tranh mua - 1

Người dân Hà Nội rất hào hứng với các sản phẩm nông sản đặc trưng vùng miền

Trung bình, một kg nhãn Hưng Yên được bán tại một số hệ thống siêu thị như BigC, Vinmart,... có giá dao động từ 53 – 63 nghìn đồng/kg.

Các loại nhãn lồng Hưng Yên hiện đều có giá trị cao, chất lượng tốt, nhưng vẫn chưa thể theo kịp nhãn đường phèn. Bởi theo anh Vũ Hồng Ngân, Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp và Thủy sản Hưng Thịnh thì: “Nhãn đường phèn tuy nhỏ, nhưng cùi dày, vỏ mỏng, hạt đen. Khi ăn sẽ thấy thơm, giòn cùi, nhãn ngọt như vị đường phèn.”

140 nghìn đồng/kg nhãn cổ đường phèn, dân Hà Nội vẫn xếp hàng tranh mua - 2

Nhãn cổ đường phèn nức tiếng

“Ngon, ngọt là thế, nhưng cung hiện đang không đáp ứng được cầu. Không phải người dân không muốn trồng nhiều giống nhãn này, mà do giống này là nhãn cổ nên rất khó trồng”, anh Ngân nói.

Khó trồng theo anh Ngân là bởi, giống nhãn cổ này rất khó ghép, hoặc chết từ nhãn giống. Cây cũng phải được chăm sóc rất cẩn thận thì cây mới cho ra quả. Mà cây trồng 10 năm thì thu hoạch một vụ mới cho ra sản lượng 1 – 2 tạ, tùy thời tiết.

 

“Năm nay còn mất mùa, nên cả xã tôi cũng chỉ được 200 tấn nhãn, trong đó nhãn được phèn chỉ được vỏn vẹn vài tấn. Sản lượng của cả tỉnh Hưng Yên cũng chẳng được bao nhiêu, dù cho đây là giống nhãn có giá trị nhất”, anh Ngân cho biết thêm.

Một phần do mất mùa, nên nhãn đường phèn được anh Ngân mang đến Tuần lễ “nhãn lồng Hưng Yên hương vị tiến vua” ở Hà Nội rất ít. Giá cũng tăng hơn 30 nghìn đồng so với năm ngoái nhưng chỉ loáng là số nhãn đã hết sạch.

140 nghìn đồng/kg nhãn cổ đường phèn, dân Hà Nội vẫn xếp hàng tranh mua - 3

Các giống nhãn khác của Hưng Yên cũng cho chất lượng rất tốt

Theo số liệu Sở NN-PTNT Hưng Yên, các giống nhãn cổ, nhãn quý, chỉ chiếm chưa đến 1% tổng diện tích nhãn của tỉnh.

Ít người trồng nhãn đường phèn như vậy cũng bởi năng suất của nó rất thấp. Nhiều hộ từng trồng nhãn đường phèn thậm chí còn phải chặt bỏ, chuyển sang trồng giống nhãn khác.

 

Vì nhãn đường phèn cho năng suất chỉ bằng một nửa so với nhãn hương chi nhưng lại rất khó trồng. Đó là chưa kể, không phải năm nào cây cũng ra quả và cho quả ngon.

140 nghìn đồng/kg nhãn cổ đường phèn, dân Hà Nội vẫn xếp hàng tranh mua - 4

Người dân tranh thủ mua nhãn lồng Hưng Yên "xịn" tại các siêu thị

Theo anh Nguyễn Khắc Tho người trồng nhãn ở Hưng Yên, nếu không sành về nhãn hoặc không có người quen giới thiệu thì người mua rất dễ mua phải nhãn cùi, loại này nhìn ngoài gần giống với nhãn đường phèn.

“Và gần như không có loại này bán lẻ ngoài chợ, thậm chí đặt trước có khi còn không có hàng. Nếu đúng là nhãn đường phèn thì giá của nó sẽ dao động từ 140 – 150 nghìn đồng/kg. Năm nay cao hơn năm ngoái một chút do mất mùa, sản lượng thấp”, anh Tho cho biết thêm.

140 nghìn đồng/kg nhãn cổ đường phèn, dân Hà Nội vẫn xếp hàng tranh mua - 5

Năm 2019, sản lượng dự kiến của nhãn Hưng Yên đạt trên 30 nghìn tấn

 

Không nhất thiết phải thưởng thức nhãn đường phèn, người tiêu dùng hoàn toàn có thể mua được rất nhiều loại nhãn thơm ngon khác ở các siêu thị, chợ với giá rất hợp lý.

Theo Thế Hưng/Dân trí
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm