2 tháng đầu năm 2022: 9 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD
Căng thẳng Nga – Ukraine: Doanh nghiệp Việt có cơ hội chuyển dịch, hấp thụ vốn và đẩy mạnh xuất khẩu / Xuất khẩu nông sản phải chuyển sang chính ngạch và xây dựng các trung tâm kết nối
Theo đánh giá của Bộ Công Thương, mặc dù chịu ảnh hưởng của dịch COVID-19 và ảnh hưởng của cuộc xung đột Nga - Ukraine nhưng hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong 2 tháng đầu năm vẫn tăng trưởng khả quan.
Về xuất khẩu, kim ngạch 2 tháng của năm 2022 ước đạt 53,79 tỷ USD, tăng 10,2% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 14,29 tỷ USD, tăng 24,1%, chiếm 26,6% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 39,5 tỷ USD, tăng 5,9%, chiếm 73,4%.
Trong 2 tháng đầu năm 2022 có 9 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 71,6% tổng kim ngạch xuất khẩu (có 4 mặt hàng xuất khẩu trên 5 tỷ USD, chiếm 52%).
Về thị trường, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 16,83 tỷ USD; nhập khẩu từ Hoa Kỳ ước đạt 2 tỷ USD; xuất siêu sang Hoa Kỳ đạt 14,83 tỷ USD. Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 19,7 tỷ USD, nhập siêu từ Trung Quốc đạt 12,5 tỷ USD (xuất khẩu sang Trung Quốc đạt 7,18 tỷ USD);
Xuất siêu sang EU ước đạt 5,04 tỷ USD, tăng 56,6% so với cùng kỳ năm trước; xuất siêu sang Nhật Bản ước đạt 236 triệu USD (cùng kỳ năm 2021, nhập siêu 237 triệu USD); nhập siêu từ Hàn Quốc 6,16 tỷ USD; nhập siêu từ ASEAN 1,75 tỷ USD.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng thế giới ngày 21/11: Tăng liên tục ba phiên, chạm đỉnh một tuần
Dự án Aeon Mall Cần Thơ được chấp thuận
Giá ngoại tệ ngày 21/11/2024: USD tăng mạnh, chấm dứt chuỗi 3 phiên giảm liên tiếp
Đề xuất ưu tiên doanh nghiệp tư nhân tham gia dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
Chủ trung tâm hội nghị Gem Center, White Palace bị xử phạt
Giá heo hơi ngày 21/11/2024: Biến động trái chiều tại miền Trung và miền Nam