5 năm thực thi CPTPP: Xuất khẩu thuỷ sản tăng trưởng mạnh mẽ
Hết ưu đãi 50% lệ phí trước bạ, thị trường ô tô cận Tết diễn biến trái chiều / Tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2024 có thể lên tới 6,48%
Nhiều thay đổi tích cực
Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) chính thức có hiệu lực với Việt Nam vào ngày 14/1/2019.
Sau 5 năm thực thi hiệp định này, thủy sản là một trong những ngành có nhiều thay đổi tích cực nhờ tận dụng ưu đãi thuế quan trong thương mại với các nước thành viên.
Thống kê từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho thấy, sau 5 năm thực thi CPTPP, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản đã tăng từ 2,2 tỷ USD lên 2,9 tỷ USD năm 2022 và 2,4 tỷ USD trong năm 2023.
Như vậy, CPTPP là nhóm thị trường có tăng trưởng tỷ trọng tăng mạnh thứ 2, sau Trung Quốc. Năm 2018, CPTPP chiếm 25% xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, tới năm 2023 tăng lên gần 27%.
Đánh giá về tác động của hiệp định CPTPP đối với ngành thuỷ sản, bà Lê Hằng - Giám đốc truyền thông VASEP cho biết, 5 năm sau khi CPTPP có hiệu lực, xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam đã ghi nhận những thay đổi rõ nét.
Trong đó, sự gia tăng xuất khẩu vào các nước thành viên CPTPP mạnh mẽ hơn so với các thị trường khác. Điển hình là Canada, Chile, Peru, Singapore, Malaysia, Australia...
Việc tăng thị phần của thủy sản Việt Nam tại các thị trường này cho thấy thế mạnh cạnh tranh đã được hỗ trợ nhờ hiệp định CPTPP.
Ví dụ tại Canada, thị phần tăng từ 7-8% lên 10%, trong đó riêng tôm tăng từ 18% lên 25% và đứng ở vị trí số 1, cá ngừ cũng tăng từ 6% lên 11% và đứng thứ 3.
Tại Australia, tôm Việt Nam chiếm thị phần áp đảo 70%, tăng gần gấp đôi so với 32% trước khi ký hiệp định.
“Một vài ví dụ trên phản ảnh một phần đáng chú ý về hiệu quả thâm nhập mạnh mẽ của thủy sản Việt Nam vào các thị trường sau khi tham gia CPTPP”, bà Hằng nhìn nhận.
Sự thay đổi còn thể hiện ở xu hướng tăng nhập khẩu thủy sản vào Việt Nam để gia công, chế biến xuất khẩu đi các nước và cả tiêu thụ trong nước.
Sự hòa nhập cũng thể hiện ở việc cùng nâng cao chất lượng, năng suất chế biến xuất khẩu nhờ những đầu tư, hợp tác về công nghệ, kỹ thuật, ứng dụng khoa học kỹ thuật trong nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu thủy sản.
Cũng theo Giám đốc truyền thông VASEP, việc Vương quốc Anh ký hiệp ước tham gia CPTPP đánh dấu một dấu mốc cho thấy có thể sẽ có thêm các thành viên khác tham gia vào hiệp định này. Theo đó, tạo thêm cơ hội cho thủy sản Việt Nam trong việc thâm nhập và hòa nhập thị trườngbằng việc đa dạng nguồn nguyên liệu.
Thách thức khách quan và nội tại
Giám đốc truyền thông VASEP đánh giá, bối cảnh 5 năm qua có nhiều biến động và thách thức từ thị trường, từ các biến động địa chính trị và những bất cập nội tại, phần nào làm giảm đi cơ hội tận dụng hiệu quả hơn những lợi thế của hiệp định CPTPP.
Từ góc độ thị trường, theo bà Hằng, khả năng tăng sức cạnh tranh không thể là tuyệt đối khi các nước đối thủ như Ecuador, Ấn Độ có lợi thế về nguồn cung, giá cả và họ cũng có FTA với một số nước trong nhóm CPTPP.
Chẳng hạn, Ấn Độ có FTA với Malayisa, Singapore, Nhật Bản, Chile, Australia. Ecuador có FTA với Chile, Peru...
Trong khi đó, yếu tố khách quan là những biến động trên thế giới như đại dịch COVID-19, xung đột Nga – Ukraine dẫn đến đứt gãy chuỗi cung ứng, chi phí sản xuất tăng, thiếu nguyên liệu dẫn đến kịch bản hưởng lợi từ CPTPP không được như mong đợi.
Ở góc độ nội tại, việc hiểu và tận dụng hiệu quả ưu đãi thuế quan bằng việc sử dụng mẫu C/O phù hợp vẫn có bất cập đối với doanh nghiệp khi không biết điều chỉnh linh hoạt mẫu nào cho từng thị trường để có lợi hơn.
Ngoài ra, vẫn có sự cạnh tranh tại chính thị trường nội địa khi hàng thủy sản của các nước như Nhật Bản, Chile, Australia cũng phần nào làm mất thị phần trên “chiếc bánh” tiêu thụ thủy sản trong nước.
Thêm vào đó, việc phải thể chế hóa, cải cách môi trường đầu tư bên cạnh những tác động tích cực cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu cũng có những quy định được đặt ra còn khắt khe hơn so với yêu cầu từ hiệp định hoặc từ thị trường.
Đó là những quy định liên quan đến môi trường và lao động. Việt Nam cần cải thiện vấn đề này theo hướng phát triển bền vững, nhưng cần có lộ trình phù hợp với thực tiễn đất nước và có độ linh hoạt cho từng ngành, vì mỗi ngành có một đặc thù riêng.
Ngoài ra, một thách thức làm giảm sức cạnh tranh và khả năng tận dụng tối đa cơ hội thị trường, đó là logistics cho ngành thủy sản không đáp ứng nhu cầu phát triển.
Trong nhiều năm qua, nhất là giai đoạn từ 2020 trở lại đây có nhiều biến động như dịch COVID-19, chiến tranh, xung đột Nga – Ukraine, mới đây là vùng Trung Đông (căng thẳng biển Đỏ). Ngành thủy sản xuất khẩu bộc lộ rõ điểm yếu và bất cập là phụ thuộc phần lớn vào hệ thống logistics của nước ngoài, kể cả kho lạnh và vận tải biển.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng ngày 23/1/2025: Chạm đỉnh cao nhất hơn 11 tuần qua
Việt Nam đứng thứ ba về xuất khẩu gạo sang Singapore
Giá nông sản ngày 23/1/2025: Cà phê tăng vọt, hồ tiêu nhích nhẹ
Giá ngoại tệ ngày 23/1/2025: USD phục hồi nhẹ sau chuỗi ngày giảm
Giá heo hơi ngày 23/1/2025: Ổn định trên toàn quốc dịp cận Tết
Thales tiếp tục cung cấp dịch vụ bảo trì cho đội bay của Vietnam Airlines