8 tháng đầu năm: Chỉ số giá tiêu dùng tăng hơn 4%
CPI 10 tháng tăng 1,81% - mức tăng thấp nhất kể từ năm 2016 / CPI 11 tháng tăng 1,84%, thấp nhất kể từ năm 2016
Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê công bố ngày 6/9, giá hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng tháng 8 tăng giảm đan xen. Trong đó giá lương thực, thực phẩm, giá nhà ở thuê tăng so với tháng 7, giá xăng dầu trong nước giảm theo giá thế giới.
Tính chung tháng 8, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) ổn định so với tháng trước. So với cùng kỳ năm trước, CPI tháng 8 tăng 3,45%. Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính, có 10 nhóm có chỉ số giá tăng nhẹ; riêng nhóm giao thông giảm giá so với tháng trước.
Báo cáo của Tổng cục Thống kê nhận định, tính chung 8 tháng đầu năm, CPI tăng 4,04% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân chủ yếu do nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng giá khi giá gạo trong nước tăng theo giá gạo xuất khẩu và nhu cầu tiêu dùng tăng trong dịp lễ, tết cùng với giá thịt lợn tăng; nhóm nhà ở, điện nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng.
Cùng đó, năm học 2023-2024 và 2024-2025, một số địa phương đã tăng mức học phí theo nghị quyết của hội đồng nhân dân cấp tỉnh; giá dịch vụ y tế được điều chỉnh theo Thông tư số 22/2023/TT-BYT của Bộ Y tế và bảo hiểm y tế tăng theo lương cơ sở.
Lạm phát cơ bản tháng 8/2024 tăng 0,24% so với tháng trước, tăng 2,53% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân 8 tháng năm 2024, lạm phát cơ bản tăng 2,71% so với cùng kỳ năm 2023, thấp hơn mức tăng CPI bình quân chung (4,04%).
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Trình Quốc hội kế hoạch cải cách tiền lương vào năm 2025
Cần chính sách công nghiệp đột phá
Lễ hội mua sắm tại Sóc Sơn: Đặc sản vùng miền và sản phẩm xanh 'lên ngôi'
Dự báo tác động từ chính sách của tân Tổng thống Mỹ đến kinh tế Việt Nam
Việt Nam - Nhật Bản bắt tay mở rộng thị trường, vượt qua thách thức toàn cầu