80% nông sản Việt bán ra thế giới "sống tầm gửi" bằng thương hiệu nước ngoài
BẢN TIN TÀI CHÍNH-KINH DOANH: Cơ hội xuất khẩu gạo sang Trung Quốc, giá vàng bất ổn / BẢN TIN TÀI CHÍNH KINH DOANH: Sự thật resort 120 triệu đồng/đêm ở ven đô, Tây sang Việt Nam lùng mua nông sản
Đây là báo cáo của Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (Bộ NN&PTNT) đưa ra tại Hội nghị toàn quốc về 10 năm thực hiện Nghị quyết trung ương về nông nghiệp, nông dân và nông thôn.
Theo cơ quan của Bộ NN&PTNT, xuất khẩu nông sản của Việt Nam đã tăng trưởng mạnh trong vòng 10 năm qua.
Kim ngạch xuất khẩu nông nghiệp tăng từ 16,484 tỷ USD (năm 2009) lên mức 36,37 tỷ USD trong (năm 2017). Trong đó, xuất khẩu các sản phẩm nông sản tăng từ 8,75 tỷ USD (năm 2008) lên 18,96 tỷ USD (năm 2017(, thủy sản tăng từ 4,51 tỷ USD lên 8,32 tỷ USD, lâm sản tăng từ 3,01 tỷ USD lên 7,97 tỷ USD...
Việt Nam luôn xuất siêu sản phẩm nông sản trong những năm qua, dù cho mức xuất siêu bình quân chỉ đạt 8 tỷ USD/năm trong giai đoạn 2008-2017.
Tuy nhiên, bên cạnh thành tựu, hàng năm Việt Nam cũng phải nhập khẩu nhiều nguyên liệu của thế giới. Kim ngạch nhập khẩu tăng từ 10,27 tỷ US (năm 2008) lên 27,82 triệu USD (năm 2017).
Mặc dù, xuất khẩu nông sản có sự tăng trưởng mạnh nhưng chủ yếu là thô, tươi, hoặc sơ chế, tỷ lệ các sản phẩm chế biến sâu còn thấp. Giai đoạn 5 năm 2008 - 2013, tỷ lệ nông sản xuất khẩu thô chiếm khoảng 74-78% tổng kim ng ch xuất khẩu NLTS.
Đặc biệt, nông sản xuất khẩu của Việt Nam phụ thuộc vào một số thị trường chính, có nhiều rủi ro. Giai đoạn 2009 – 2017, nông sản xuất khẩu Việt Nam phụ thuộc nhiều vào một số thị trường lớn như Trung Quốc, Mỹ và EU
Mức độ phụ thuộc vào các thị trường như Trung Quốc và Mỹ ngày càng tăng. Năm 2009, giá trị xuất khẩu nông sản Việt Nam sang Trung Quốc chỉ đạt 14,6%, đến năm 2017 đã tăng lên 27,2%.
Tương tự với Mỹ, tỷ trọng giá trị xuất khẩu tăng từ 18,2% năm 2009 lên 20,7% năm 2017.
Mặc dù là một trong những nước dẫn đầu thế giới về xuất khẩu của nhiều mặt hàng nông sản, nhưng có đến hơn 80% lượng nông sản của nước ta chưa xây dựng được thương hiệu, chưa có logo, nhãn mác...
Điều này là bất lợi lớn, làm giảm sức cạnh tranh của các loại nông sản trên thị trường, gây thiệt hại lớn cho ngành nông nghiệp.
Theo số liệu thống kê của Cục Sở hữu công nghiệp (Bộ Khoa học và Công nghệ), trong hơn 90.000 thương hiệu hàng hóa được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam, mới có khoảng 15% là
của các doanh nghiệp trong nước.
Đáng quan ngại hơi, theo Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển: "Việt Nam hiện có đến hơn 80% hàng nông sản được bán ra thị trường thế giới thông qua các thương hiệu nước ngoài. Do chưa có thương hiệu nên khi xuất khẩu ra các thị trường lớn, sức cạnh tranh của nhiều loại nông sản rất kém".
"Nông sản của Việt Nam đã tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu nhưng mới chỉ dừng lại ở việc cung cấp đầu vào là nông sản thô, trong khi giá trị gia tăng đối với hàng nông sản lại chủ yếu do khâu chế biến, bao gói và hoạt động thương mại", báo cáo của Viện Chính sách và Chiến lược viết.
Theo cơ quan này, nguyên nhân của tình trạng nông sản Việt sống tầm gửi thương hiệu nước ngoài là do công nghệ trước và sau thu hoạch còn lạc hậu; Việc tham gia chuỗi từ khâu sản xuất, chế biến đến khâu marketing, phân phối và tiêu thụ còn hạn chế...
Bên cạnh đó, hiện vấn đề là nông sản Việt Nam chưa có một đơn vị cá nhân hay cơ quan chủ quản nào đứng ra để có thể xây dựng thương hiệu dưới 1 cái tên riêng nào đó của Việt Nam.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Cam kết những giá trị bền vững dẫn lối cho sự phát triển của Masterise
Giá ngoại tệ ngày 25/12/2024: USD giữ đà tăng trong kỳ nghỉ lễ
Giá vàng trong nước ngày 25/12/2024: Duy trì ổn định bất chấp vàng thế giới tăng
Bước đệm cho tăng trưởng từ giảm 2% thuế VAT
Giá heo hơi ngày 25/12/2024: Miền Nam và miền Trung tiếp tục xu hướng tăng
Giá nông sản ngày 25/12/2024: Giá cà phê tăng nhẹ, hồ tiêu giữ vững mức cao