Ấn Độ có nhiều điều kiện thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư
Việt Nam - Ấn Độ: Nhiều tiềm năng hợp tác về chăm sóc sức khỏe và nghiên cứu phát triển vaccine / Kiến nghị Việt Nam - Ấn Độ hợp tác phát triển sản xuất vaccine Covid-19
Tại sự kiện, Đại sứ Ấn Độ, ông Pranay Verma đã chia sẻ và nhấn mạnh các cách thức Ấn Độ đã thực hiện để vượt qua những khó khăn do đại dịch COVID-19 gây ra, mà điển hình là bài học về tinh thần tự cường.
Trước đại dịch, Ấn Độ gần như không có các cơ sở sản xuất các thiết bị phòng hộ cá nhân dành cho công tác phòng chống dịch, nhưng chỉ sau một thời gian ngắn Ấn Độ không những đã sản xuất được dụng cụ phòng hộ phục vụ nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu đến nhiều nước khác trên thế giới.
Đại sứ Ấn Độ, ông Pranay Verma.
Ấn Độ là quốc gia dân số đông, mức thu nhập bình quân còn thấp, nhưng được đánh giá là một thị trường tiềm năng phát triển cao. Mục tiêu phấn đấu của Chính phủ Ấn Độ là đến năm 2025 nền kinh tế đạt mức giá trị năm ngàn tỷ đô la Mỹ.
Ấn Độ có nhiều điều kiện thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư. Chi phí nhân công chỉ vào khoảng 62USD/tháng; Thuế thu nhập doanh nghiệp ở mức hợp lý, vào khoảng 22%; Ấn Độ đang đàm phán và đã ký hơn 40 Hiệp định thương mại song phương và đa phương, trong đó có Hiệp định ASEAN- Ấn Độ mà Việt nam cũng được thụ hưởng.
Sự kiện thu hút sự tham gia của đông đảo các doanh nghiệp đầu tư.
Chính phủ Ấn Độ cũng đã nhanh chóng triển khai và bắt kịp với các xu hướng của thế giới, đồng thời có kế hoạch chiến lược để phát triển và kêu gọi đầu tư, như các lĩnh vực: đầu tư công, phát triển kinh tế số, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển kinh doanh bao trùm để hỗ trợ những tầng lớp yếu thế, để không ai bị bỏ lại phía sau trong sự phát triển của xã hội. Xếp hạng Đổi mới sáng tạo do Ngân hàng Thế giới đánh giá, Ấn độ xếp hạng 67, đây là một thứ hạng tương đối nhưng cơ bản là đã có sự tăng trưởng tới 10 bậc trong thời gian ngắn vừa qua.
Định hướng phát triển của Ấn Độ trong năm 2021.
Ấn Độ đang thực hiện phương châm Chính phủ tinh gọn, quản trị toàn diện, điều chỉnh các điều khoản về lao động trong các bộ luật, cải thiện hệ thống thuế, hải quan…Ấn Độ cũng thành lập Hội đồng EGoS, Ủy ban PDC nhằm hỗ trợ khu vực doanh nghiệp.
Tại sự kiện, các đại biểu cũng thảo luận về các cơ hội tiềm năng cho sự hợp tác giữa các doanh nghiệp của Ấn Độ và Việt Nam, cụ thể các lĩnh vực như siêu bán dẫn, dược phẩm, công nghệ nano, chăm sóc sức khỏe, du lịch chữa bệnh.
Các đại biểu tham gia thảo luận tại sự kiện.
Việt Nam và Ấn Độ có mối quan hệ sâu sắc và tin cậy, văn hóa Ấn Độ đã có những ảnh hưởng rộng rãi tại Việt Nam, đó cũng là những thuận lợi cơ bản cho sự phát triển các mối quan hệ kinh tế giữa hai nước. Tuy nhiên để có những hợp tác kinh tế đầu tư sâu sắc và hiệu quả, đặc biệt là từ khối doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nhỏ và vừa, rất cần những thông tin sâu, sự hỗ trợ, tư vấn cụ thể hơn nữa từ các tổ chức xã hội, nghề nghiệp, đặc biệt là từ cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam tại Ấn Độ, chỉ có như thế mới có thể tạo sự tin cậy và đẩy mạnh tiến độ cũng như quy mô của các hoạt động đầu tư, cũng như mới có thể bắt kịp được tốc độ của sự phát triển trong thời đại của nền kinh tế số. INCHAM cũng như các tổ chức doanh nghiệp của Việt Nam, vai trò của truyền thông có một vị trí quan trọng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
FPT mở thêm văn phòng tại Cần Thơ
Ba lĩnh vực được dự báo tăng trưởng ấn tượng
Doanh nghiệp nước giải khát đẩy mạnh phát triển bền vững
Giá ngoại tệ ngày 23/12/2024: USD vẫn tăng mạnh nhờ động thái của Fed
Thị trường nông sản: Giá gạo xuất khẩu tiếp tục biến động
Giá heo hơi ngày 23/12/2024: Miền Bắc thiết lập mức giá mới