Anh hỗ trợ 9 dự án xanh tại Việt Nam
Đà Nẵng: Bảo đảm an ninh, an toàn trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm / Khởi động đàm phán Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện Việt Nam - UAE
Chương trình này là một trong những nỗ lực của Chính phủ Vương quốc Anh nhằm giúp Việt Nam thực hiện các cam kết tại Hội nghị COP 26 và đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Tổng vốn đầu tư 9dự áncarbon thấp tại Việt Nam đang tìm kiếm là khoảng 500 triệu USD.
Hệ thống ủ khô biến những phần rơm rạ sau mùa thu hoạch trở thành phân bón hữu cơ và nguồn khí sinh học có thể dùng để phát điện. Đây là 1 trong số 9 dự án carbon thấp tham gia CFA Việt Nam, sẽ được kết nối với hơn 30 nhà đầu tư trên toàn cầu vào tháng 5 tới.
"Đây là giải pháp cắt giảm chi phí cho các hộ nông dân, đồng thời làm giảm ô nhiễm môi trường khi họ không đốt rơm nữa. Chúng tôi đang kêu gọi vốn đầu tư ít nhất 5 triệu USD để thiết lập khoảng 125 điểm xử lý rơm trên khắp Việt Nam, dự kiến xử lý được 75.000 tấn rơm rạ mỗi năm. Qua đó tạo ra 15.000.000 mét khối khí sinh học và hơn 75.000 tấn phân bón hữu cơ", ông Nick Wade, Giám đốc Phát triển Kinh doanh, Blue Planet Environmental Solutions - Việt Nam, cho biết.
Chương trình CFA không trực tiếp hỗ trợ tài chính, các chuyên gia sẽ làm việc với 9 dự án để đưa ra lời khuyên về kỹ thuật, mô hình tài chính hay các tài liệu sử dụng để kêu gọi đầu tư, từ đó nâng cao năng lực và cơ hội thu hút dòng vốn xanh.
(Ảnh minh họa - Ảnh: Báo Đầu tư)
"Tiêu chí đầu tiên là tiềm năng giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu: các dự án được chọn phải được thiết kế để đạt được các kết quả khí hậu có thể đo lường được, dựa trên lượng phát thải khí nhà kính cắt giảm được. Thứ hai là dự án phải có quy mô lớn, tức là dự án nhu cầu huy động vốn tối thiểu là 5 triệu USD. Thức ba là dự án ở mức độ sẵn sàng, ít nhất là ở giai đoạn tiền khả thi và đang tìm kiếm đầu tư", bà Giang Mỹ Hương, Trưởng phòng cao cấp, Dịch vụ tư vấn Các dự án vốn và hạ tầng, Công ty TNHH PwC Việt Nam, thông tin.
Sau khi kết thúc quá trình đào tạo 2 tháng rưỡi để nâng cao năng lực, các dự án sẽ gặp trực tiếp các nhà đầu tư là các đơn vị tài chính từ mạng lưới toàn cầu của Công ty Kiểm toán PwC và các đối tác. Mức thấp nhất để kêu gọi vốn là 5 triệu USD và không giới hạn mức trần cho các khoản đầu tư.
Đại sứ Vương quốc Anh tại Việt Nam cho biết các dự án được chọn tham gia CFA Việt Nam nhấn mạnh tiềm năng to lớn của khu vực tư nhân Việt Nam trong việc giúp giảm phát thải nhà kính, giải quyết khủng hoảng khí hậu.
"Theo một báo cáo của Ngân hàng Thế giới (World Bank), tính đến năm 2040, nhu cầu về vốn của Việt Nam để chuyển đổi hiệu quả nền kinh tế, hướng đến mục tiêu phát thải ròng bằng 0 là 368 tỷ USD. Khoản tiền rất lớn này rõ ràng không thể đến hoàn toàn từ khu vực công mà ít nhất một nửa trong số đó phải đến từ khối tư nhân. Bởi vậy, chúng ta cần đảm bảo mang lại cải tiến, nguồn tài chính và chuyên môn cho các công ty tư nhân nhằm chuyển dịch nền kinh tế, đặc biệt ở lĩnh vực năng lượng và cả ở công nghiệp, nông nghiệp và xây dựng", ông Iain Frew, Đại sứ Vương quốc Anh tại Việt Nam, nhấn mạnh.
Đại sứ Iain Frew cũng cho biết ngoài CFA, Vương quốc Anh vẫn còn nhiều chương trình hợp tác khác để đồng hành cùng Việt Nam trong quá trình chuyển đổi xanh.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng thế giới ngày 21/11: Tăng liên tục ba phiên, chạm đỉnh một tuần
Dự án Aeon Mall Cần Thơ được chấp thuận
Giá ngoại tệ ngày 21/11/2024: USD tăng mạnh, chấm dứt chuỗi 3 phiên giảm liên tiếp
Đề xuất ưu tiên doanh nghiệp tư nhân tham gia dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
Chủ trung tâm hội nghị Gem Center, White Palace bị xử phạt
Giá heo hơi ngày 21/11/2024: Biến động trái chiều tại miền Trung và miền Nam