Bà Rịa-Vũng Tàu: Thu nhập cao từ trồng bơ trái vụ
Thời gian qua, trên địa bàn huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu nhiều hộ nông dân đã chuyển đổi từ nhiều cây trồng có giá trị kinh tế thấp sang trồng cây bơ.
An Giang: Trồng chuối cấy mô cho thu nhập hàng chục tỷ đồng mỗi năm / Thái Bình: Trồng loài cây bổ thận, tăng cường sinh lý, dân thu "vàng mười"
Nhờ trồng loại cây ăn quả này mà nhiều gia đình đã có cuộc sống ổn định, nhất là thời gian gần đây bà con đã cấy ghép, lai tạo được cây bơ cho ra hoa trái vụ, nhờ đó thu nhập càng cao và ổn định hơn.
Để trồng cây bơ một số nông dân đã chọn được giống bơ tốt, cho năng suất và chất lượng cao, phù hợp với thổ nhưỡng của địa phương. Vài ba năm trở lại đây tại huyện Châu Đức đã nổi tiếng với các thương hiệu bơ Thái Dương, bơ QM01, trở thành sản phẩm được yêu thích và đem lại lợi nhuận cao cho người trồng, ghi tên vào danh sách nông sản độc đáo và có thương hiệu của Bà Rịa-Vũng Tàu.
Có bằng thạc sĩ nông học, cùng 7 năm làm việc tại Trung tâm nghiên cứu cây ăn quả miền Đông, anh Đỗ Chiếm Quang, ngụ ấp Liên Hiệp, xã Xà Bang, huyện Châu Đức quyết định nghỉ việc, tự gây dựng trang trại cây ăn trái và vườn ươm bán cây giống.
Sau hơn 12 năm nghiên cứu, trồng thử nghiệm, anh Quang đã cho ra giống bơ có năng suất cao, chất lượng tốt, được gọi là bơ sáp QM01, giống bơ này sinh trưởng nhanh, nhiều trái, tỷ lệ thịt bơ trên 90%, màu vàng tươi, dẻo, không có chỉ, lại không trùng với vụ bơ ở Đắk Lắk. Giống bơ này cho năng suất cao, chất lượng quả ngon, lại kháng bệnh khá tốt. Đặc biệt, loại bơ này có thể ra hoa đậu trái vào mùa mưa, để anh có thể bán bơ vào những dịp giáp Tết Nguyên đán sau Tết Nguyên đán (trái vụ) cho thu nhập cao.
Hiện, vườn bơ của gia đình anh Quang có diện tích hơn 10,5ha với 3.000 cây; trong đó, có hơn 5ha bơ 7 năm tuổi cho trái, 5ha bơ còn lại gần 2 năm tuổi chưa cho thu hoạch. Mỗi năm, vườn cho thu hoạch khoảng từ 100 đến 150 tấn bơ; trong đó, bơ cho ra trái vụ khoảng hơn 70 tấn. Anh Quang cho biết, vụ bơ chính vụ thường rơi vào các tháng 4 đến tháng 7 hàng năm, còn bơ trái vụ thường rơi vào các tháng 11 đến tháng 2 năm sau.
Nếu bình thường bơ chính vụ giá bán chỉ vào khoảng 20.000-25.000 đồng/kg, thì bơ trái vụ thường có giá từ 65.000-75.000 đồng/kg. Hiện nay, mỗi năm sau khi trừ chi phí, mỗi năm anh Quang lãi khoảng hơn 4 tỷ đồng từ trồng bơ; trong đó, thu nhập cao chủ yếu vẫn là từ bán bơ trái vụ. Hiện nay, bơ sáp QM01 đã có mặt tại một số tỉnh, thành như: Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Dương, Tây Ninh…
Cũng không kém cạnh bơ sáp QM01, bơ sáp Thái Dương được cấy ghép thành công bởi một kỹ sư ngành xây dựng cũng đã nức tiếng cả nước. Bơ sáp Thái Dương có đặc điểm trái thon dài, hạt nhỏ, cơm vàng, mịn, béo ngậy... Ông Nguyễn Cảnh Dương, chủ nhân của bơ Thái Dương cho biết, trong một lần ra vườn, nhìn những cây bơ còn sót lại xơ xác, chết dần, ông đã tìm hiểu và quyết định hồi sinh vườn bơ. Ông bắt đầu mày mò, nghiên cứu để ghép và chọn giống bơ phù hợp với thổ nhưỡng của địa phương.
Qua thời gian, ông Dương nhận thấy giống bơ sáp mình cấy ghép phát triển tốt, cho năng suất cao, chất lượng quả dẻo, thơm, ít có vùng đất nào sánh được. Bơ sáp Thái Dương được trồng hoàn toàn theo quy trình VietGAP. Việc bón phân được kiểm soát nghiêm ngặt. Từng công đoạn chăm sóc đều được theo dõi, ghi chép cẩn thận.
Để nhanh chóng đưa sản phẩm ra thị trường, xác định xây dựng thương hiệu ngay từ đầu, tháng 3/2017, Hợp tác xã Nông nghiệp Thái Dương (ấp Liên Lộc, xã Xà Bang, huyện Châu Đức) được thành lập. Bơ sáp Thái Dương hiện đã có mặt ở các tỉnh như: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Bình Định, Đồng Nai…
Loại bơ sáp Thái Dương lại cho ra hoa đậu trái vào khoảng thời điểm tháng 11 năm trước và cho thu hoạch vào tháng 2 đến tháng 3 năm sau. Hiện nay, với 1,5ha, mỗi năm trung bình ông Nguyễn Cảnh Thái Dương thu được 20-25 tấn bơ; trong đó bơ trái vụ cho thu khoảng gần 8 tấn.
Nếu bình thường chính vụ bơ sáp Thái Dương được bán với giá 50.000 đồng/kg, thì đến trái vụ giá bán cao khoảng 60-65.000 đồng/kg, có thời điểm lên đến 80-90.000 đồng/kg. Nhờ vậy, mỗi năm gia đình anh Dương thu về khoảng 800 triệu đồng sau khi đã trừ chi phí từ trồng loại bơ này.
Theo ông Lê Thanh Liêm, Phó Chủ tịch UBND huyện Châu Đức, so với các loại cây ăn quả khác, bơ là loại cây dễ trồng, khả năng thích nghi tốt, có hàm lượng chất dinh dưỡng cao, tốt cho sức khỏe, đem lại thu nhập ổn định nên được nhiều bà con nông dân ở huyện Châu Đức chọn làm cây trồng phát triển kinh tế. Hiện nay, với các giống bơ sáp mới có thể cho ra trái quanh năm, đã giúp nhiều hộ trồng có nguồn thu nhập cao từ bơ trái vụ, giúp họ có cuộc sống ổn định, làm giàu chính đáng từ cây bơ.
Đến nay, địa phương đã nhân rộng mô hình trồng bơ ra các xã trên địa bàn huyện như: Xà Bang, Kim Long, Láng Lớn. Từ vài chục hecta, đến nay huyện Châu Đức đã có hơn 300ha trồng bơ với năng suất bình quân từ 30-40 tấn/ha/năm.
“Nhằm giúp bà con mở rộng diện tích, xây dựng vườn ươm, nhân giống, lai tạo các loại bơ chất lượng cao, có hiệu quả kinh tế, huyện tiếp tục đẩy mạnh việc hỗ trợ thông tin về thị trường, quy trình sản xuất theo quy trình VietGAP, phát triển thương hiệu bơ Châu Đức”, ông Lê Thanh Liêm nói.
Có bằng thạc sĩ nông học, cùng 7 năm làm việc tại Trung tâm nghiên cứu cây ăn quả miền Đông, anh Đỗ Chiếm Quang, ngụ ấp Liên Hiệp, xã Xà Bang, huyện Châu Đức quyết định nghỉ việc, tự gây dựng trang trại cây ăn trái và vườn ươm bán cây giống.
Sau hơn 12 năm nghiên cứu, trồng thử nghiệm, anh Quang đã cho ra giống bơ có năng suất cao, chất lượng tốt, được gọi là bơ sáp QM01, giống bơ này sinh trưởng nhanh, nhiều trái, tỷ lệ thịt bơ trên 90%, màu vàng tươi, dẻo, không có chỉ, lại không trùng với vụ bơ ở Đắk Lắk. Giống bơ này cho năng suất cao, chất lượng quả ngon, lại kháng bệnh khá tốt. Đặc biệt, loại bơ này có thể ra hoa đậu trái vào mùa mưa, để anh có thể bán bơ vào những dịp giáp Tết Nguyên đán sau Tết Nguyên đán (trái vụ) cho thu nhập cao.
Hiện, vườn bơ của gia đình anh Quang có diện tích hơn 10,5ha với 3.000 cây; trong đó, có hơn 5ha bơ 7 năm tuổi cho trái, 5ha bơ còn lại gần 2 năm tuổi chưa cho thu hoạch. Mỗi năm, vườn cho thu hoạch khoảng từ 100 đến 150 tấn bơ; trong đó, bơ cho ra trái vụ khoảng hơn 70 tấn. Anh Quang cho biết, vụ bơ chính vụ thường rơi vào các tháng 4 đến tháng 7 hàng năm, còn bơ trái vụ thường rơi vào các tháng 11 đến tháng 2 năm sau.
Nếu bình thường bơ chính vụ giá bán chỉ vào khoảng 20.000-25.000 đồng/kg, thì bơ trái vụ thường có giá từ 65.000-75.000 đồng/kg. Hiện nay, mỗi năm sau khi trừ chi phí, mỗi năm anh Quang lãi khoảng hơn 4 tỷ đồng từ trồng bơ; trong đó, thu nhập cao chủ yếu vẫn là từ bán bơ trái vụ. Hiện nay, bơ sáp QM01 đã có mặt tại một số tỉnh, thành như: Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Dương, Tây Ninh…
Bơ trái vụ chuẩn bị cho thu hoạch của gia đình ông Đỗ Chiếm Quang, ấp Liên Hiệp, xã Xà Bang, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Ảnh: Hoàng Nhị - TTXVN |
Cũng không kém cạnh bơ sáp QM01, bơ sáp Thái Dương được cấy ghép thành công bởi một kỹ sư ngành xây dựng cũng đã nức tiếng cả nước. Bơ sáp Thái Dương có đặc điểm trái thon dài, hạt nhỏ, cơm vàng, mịn, béo ngậy... Ông Nguyễn Cảnh Dương, chủ nhân của bơ Thái Dương cho biết, trong một lần ra vườn, nhìn những cây bơ còn sót lại xơ xác, chết dần, ông đã tìm hiểu và quyết định hồi sinh vườn bơ. Ông bắt đầu mày mò, nghiên cứu để ghép và chọn giống bơ phù hợp với thổ nhưỡng của địa phương.
Qua thời gian, ông Dương nhận thấy giống bơ sáp mình cấy ghép phát triển tốt, cho năng suất cao, chất lượng quả dẻo, thơm, ít có vùng đất nào sánh được. Bơ sáp Thái Dương được trồng hoàn toàn theo quy trình VietGAP. Việc bón phân được kiểm soát nghiêm ngặt. Từng công đoạn chăm sóc đều được theo dõi, ghi chép cẩn thận.
Để nhanh chóng đưa sản phẩm ra thị trường, xác định xây dựng thương hiệu ngay từ đầu, tháng 3/2017, Hợp tác xã Nông nghiệp Thái Dương (ấp Liên Lộc, xã Xà Bang, huyện Châu Đức) được thành lập. Bơ sáp Thái Dương hiện đã có mặt ở các tỉnh như: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Bình Định, Đồng Nai…
Loại bơ sáp Thái Dương lại cho ra hoa đậu trái vào khoảng thời điểm tháng 11 năm trước và cho thu hoạch vào tháng 2 đến tháng 3 năm sau. Hiện nay, với 1,5ha, mỗi năm trung bình ông Nguyễn Cảnh Thái Dương thu được 20-25 tấn bơ; trong đó bơ trái vụ cho thu khoảng gần 8 tấn.
Nếu bình thường chính vụ bơ sáp Thái Dương được bán với giá 50.000 đồng/kg, thì đến trái vụ giá bán cao khoảng 60-65.000 đồng/kg, có thời điểm lên đến 80-90.000 đồng/kg. Nhờ vậy, mỗi năm gia đình anh Dương thu về khoảng 800 triệu đồng sau khi đã trừ chi phí từ trồng loại bơ này.
Theo ông Lê Thanh Liêm, Phó Chủ tịch UBND huyện Châu Đức, so với các loại cây ăn quả khác, bơ là loại cây dễ trồng, khả năng thích nghi tốt, có hàm lượng chất dinh dưỡng cao, tốt cho sức khỏe, đem lại thu nhập ổn định nên được nhiều bà con nông dân ở huyện Châu Đức chọn làm cây trồng phát triển kinh tế. Hiện nay, với các giống bơ sáp mới có thể cho ra trái quanh năm, đã giúp nhiều hộ trồng có nguồn thu nhập cao từ bơ trái vụ, giúp họ có cuộc sống ổn định, làm giàu chính đáng từ cây bơ.
Đến nay, địa phương đã nhân rộng mô hình trồng bơ ra các xã trên địa bàn huyện như: Xà Bang, Kim Long, Láng Lớn. Từ vài chục hecta, đến nay huyện Châu Đức đã có hơn 300ha trồng bơ với năng suất bình quân từ 30-40 tấn/ha/năm.
“Nhằm giúp bà con mở rộng diện tích, xây dựng vườn ươm, nhân giống, lai tạo các loại bơ chất lượng cao, có hiệu quả kinh tế, huyện tiếp tục đẩy mạnh việc hỗ trợ thông tin về thị trường, quy trình sản xuất theo quy trình VietGAP, phát triển thương hiệu bơ Châu Đức”, ông Lê Thanh Liêm nói.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Cột tin quảng cáo
Bơ trái vụ chuẩn bị cho thu hoạch của gia đình ông Nguyễn Cảnh Thái Dương, xã Xà Bang, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Ảnh: Hoàng Nhị - TTXVN