Bất cập trong cách tính giá xây dựng
Việt Nam hướng đến kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn / Thương mại Việt – Đức: “Cỗ xe tăng lăn chậm nhưng đều và chắc”
Từ cuối năm 2017, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Xây dựng làm cơ quan chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương thực hiện "Đề án Hoàn thiện hệ thống định mức, giá xây dựng". Qua hơn 3 năm triển khai đã bước đầu mang lại những tác động tích cực. Các chuyên gia kinh tế cũng kỳ vọng đề án sẽ tạo được cuộc "cách mạng" trong quản lý chi phí đầu tư xây dựng trong giai đoạn hiện nay.
Có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động xây dựng, Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng VINA2 cho biết vì bộ định mức xây dựng tồn tại quá lâu và cũ kỹ nên nhiều hạng mục không hề có cách tính định mức. Ví dụ như một số công đoạn làm tầng hầm, lát sàn công nghiệp, làm trần… khiến doanh nghiệp phải tự loay hoay, xoay xở.
"Thiếu các định mức này gây lúng túng cho nhà đầu tư, dẫn đến doanh nghiệp tự áp dụng tùy tiện các định mức khác, làm tăng chi phí đầu tư xây dựng, nhất là với các dự án ngân sách", ông Đỗ Trọng Huân - Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng VINA2 cho hay.
(Ảnh minh họa - Ảnh: Báo Đầu tư).
Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, qua hơn 3 năm triển khai đề án, Bộ đã loại bỏ, sửa đổi 4.300 định mức lạc hậu. Đáng chú ý, quá trình nghiên cứu thực hiện đề án được tiến hành song song với việc sửa, thay thế ngay lập tức các khung định mức lỗi thời.
Đại diện Bộ Xây dựng cũng cho biết, quá trình xây dựng bộ định mức và cách tính giá xây dựng mới được phối hợp, trao đổi giữa các Bộ, ngành liên quan và lấy ý kiến nhiều phía nhằm đảm bảo theo kịp diễn biến của thị trường.
Hiện nay, Bộ Xây dựng đã thực hiện xong giai đoạn 1 của đề án về định mức, giá xây dựng. Dự kiến, đề án chung sẽ được hoàn thành trong 3 năm tới.
Để thực hiện đúng kế hoạch đề ra, Bộ Xây dựng cho rằng, cần thêm sự quyết liệt, đẩy nhanh tiến độ từ phía các bộ ngành khác và các địa phương.
End of content
Không có tin nào tiếp theo