Bất chấp khó khăn, xuất khẩu thủy sản hướng tới cán đích 8,9 tỷ USD trong năm 2022
DNVN - Tổng cục Thủy sản đã đưa ra mục tiêu năm 2022 giữ ổn định diện tích nuôi trồng thủy sản, duy trì ổn định tổng sản lượng thủy sản, trong đó, kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt khoảng 8,9 tỷ USD.
Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản ước đạt 38,75 tỷ USD, tăng hơn 13% / 10 tháng, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tăng hơn 13%
Hội nghị Tổng kết năm 2021 và triển khai kế hoạch năm 2022”
Chiều ngày 24/12, tại “Hội nghị Tổng kết năm 2021 và triển khai kế hoạch năm 2022”, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản Nguyễn Quang Hùng cho biết: năm 2021, ngành thủy sản tiếp tục nhận được sự quan tâm, chỉ đạo quyết liệt, có hiệu quả của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, đồng chí Bộ trưởng, đồng chí Thứ trưởng phụ trách ngành, các địa phương và sự tham gia tích cực của các doanh nghiệp, sự nỗ lực, cố gắng của các doanh nghiệp và bà con ngư dân.
Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là cơ sở trong công tác chỉ đạo, điều hành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tổng cục Thủy sản và các địa phương đảm bảo thống nhất, đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện mục tiêu đề ra.
Tình hình thời tiết trong năm 2021 tương đối thuận lợi cho nuôi trồng và khai thác thủy sản. Nhu cầu nhập khẩu tôm của thế giới năm 2021 tăng trở lại, đặc biệt ở các thị trường lớn như Châu Âu, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc, trong khi nguồn cung tôm từ một số quốc gia như Ấn Độ và một số nhà cung cấp khác sẽ giảm do chịu tác động xấu từ đại dịch COVID-19, sản xuất tôm của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng tốt do có lợi thế từ các hiệp định FTA, EVFTA đảm bảo được sự ổn định trong nuôi tôm thương phẩm và chế biến thủy sản.
Tuy nhiên, ông Nguyễn Quang Hùng cũng chỉ rõ những tồn tại, hạn chế của ngành thủy sản năm 2021.
Đó là, tổng sản lượng ngành thủy sản có tăng nhưng chưa đạt mục tiêu đề ra, trong đó sản lượng khai thác tiếp tục tăng mặc dù không tăng về số lượng tàu cá dẫn đến việc thực hiện mục tiêu Chiến lược phát triển thủy sản (giảm dần số lượng tàu cá và sản lượng khai thác) sẽ khó khăn hơn.
Do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, việc kiểm tra thực hiện các quy định của pháp luật trong lĩnh vực thủy sản, tập huấn cho ngư dân tại các địa phương chưa được triển khai đảm bảo kế hoạch. Việc theo dõi, tổng hợp tình hình sản xuất của các địa phương chưa kịp thời do hệ thống phần mềm điện tử chưa hoàn thiện và việc cập nhật, báo cáo của các địa phương chưa đầy đủ và kịp thời.
Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản Nguyễn Quang Hùng phát biểu tại hội nghị
“Công tác bảo quản sản phẩm chưa cải thiện, hiệu quả của hoạt động khai thác tương đối thấp. Việc ứng dụng khoa học công nghệ trong khai thác và nuôi trồng thủy sản chưa được nhiều để góp phần nâng cao giá trị của sản phẩm”, ông Hùng nhấn mạnh.
Đưa ra dự báo những thuận lợi và khó khăn trong năm 2022, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản cho rằng kinh tế thế giới tăng trưởng trở lại sau khi chiến lược tiêm vaccine cho toàn dân được thực hiện, dịch COVID-19 được kiểm soát; lợi thế từ việc tận dụng các ưu đãi của Hiệp định CPTTP và EVFTA, mức thuế chống bán phá giá vào thị trường Hoa Kỳ giảm. Đồng thời, chính trị và kinh tế trong nước tiếp tục ổn định, sự chỉ đạo quyết liệt, sự quan tâm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giúp ngành thủy sản tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao, hiệu quả được nâng lên.
Các chương trình, đề án, kế hoạch thực hiện các mục tiêu, giải pháp Chiến lược phát triển thủy sản được triển khai đồng bộ, thống nhất từ Trung ương đến địa phương; các khó khăn, bất cập trong quy định pháp luật được rà soát, sửa đổi, bổ sung phù hợp.
Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh COVID-19 vẫn còn diễn biến phức tạp với việc xuất hiện các biến chủng mới (sau biến chủng Delta là biến chủng Omicron). Việc giao thương giữa các quốc gia vẫn còn khó khăn, giá cước vận chuyển quốc tế chưa có xu hướng giảm.
Thời tiết diễn biến phức tạp do biến đổi khí hậu, sự thiếu hụt nguồn nước cấp cho vùng đồng bằng sông Cửu Long; yêu cầu ngày càng cao về an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc của các thị trường, thẻ vàng của EC chưa được tháo gỡ, cường lực khai thác ở mức cao trong khi nguồn lợi thủy sản đang có xu hướng suy giảm, lao động trong khai thác thiếu về số lượng và chưa đáp ứng yêu cầu về chất lượng.
Cùng với đó là tình hình phức tạp về an ninh trật tự trên biển (các nước tăng cường kiểm soát tàu cá, ngư trường khai thác bị thu hẹp), các quy định mới của Luật Thủy sản 2017 về quản lý khai thác theo hướng bền vững, hiệu quả, có trách nhiệm sẽ là những khó khăn, thách thức đối với kế hoạch năm 2022.
Tổng cục Thủy sản đặt mục tiêu năm 2022, tập trung cao nhất cho chỉ đạo sản xuất theo định hướng tại Chiến lược phát triển thủy sản đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045.
Cụ thể là giữ ổn định diện tích nuôi trồng thủy sản cũng như duy trì ổn định tổng sản lượng thủy sản, trong đó điều chỉnh giảm dần sản lượng khai thác, tăng sản lượng nuôi trồng và triển khai mạnh các giải pháp để tăng giá trị đối với cả sản lượng nuôi và khai thác để tăng giá trị sản xuất đối với với sản phẩm thủy sản, đáp ứng mục tiêu tăng trưởng.
Đặt mục tiêu đạt sản lượng cá tra là 1,6 triệu tấn; tôm nước lợ 950 nghìn tấn, trong đó, tôm sú 275 nghìn tấn, tôm thẻ chân trắng 675 nghìn tấn. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản phấn đấu đạt khoảng 8,9 tỷ USD, bằng 100,1% so với 2021.
Hà Anh
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng thế giới ngày 21/11: Tăng liên tục ba phiên, chạm đỉnh một tuần
Dự án Aeon Mall Cần Thơ được chấp thuận
Giá ngoại tệ ngày 21/11/2024: USD tăng mạnh, chấm dứt chuỗi 3 phiên giảm liên tiếp
Đề xuất ưu tiên doanh nghiệp tư nhân tham gia dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
Chủ trung tâm hội nghị Gem Center, White Palace bị xử phạt
Giá heo hơi ngày 21/11/2024: Biến động trái chiều tại miền Trung và miền Nam
Cột tin quảng cáo