Bất động sản

Doanh nghiệp địa ốc “bẻ lái” vào các lĩnh vực kinh doanh mới

DNVN - Năm 2021, các lĩnh vực như bất động sản công nghiệp, năng lượng tái tạo được các doanh nghiệp địa ốc lựa chọn để mở rộng danh mục ngành nghề hoạt động của mình.

Bà Rịa - Vũng Tàu: Tạm dừng thực hiện thủ tục giao dịch đối với đất đồng sở hữu / Sau loạt ”tai tiếng”, TNR Holdings tiếp tục triển khai dự án TNR Stars Kiến Tường là ẩn số đối với khách hàng

“Ồ ạt” tấn công vào lĩnh vực mới

Sau các thông tin về kế hoạch tạo đột phá, chỉ tiêu cao về doanh thu, lợi nhuận cho ngắn hạn lẫn dài hạn và những kết quả khả quan liên tiếp, năm 2021, Công ty CP Phát triển Bất động sản Phát Đạt tiếp tục thu hút sự quan tâm của giới đầu tư với kế hoạch mở rộng thị trường, tấn công sang mảng bất động sản công nghiệp qua việc thành lập Công ty CP Đầu tư và Phát triển Khu công nghiệp Phát Đạt.

Cụ thể, mới đây Phát Đạt đã chính thức triển khai sản phẩm đầu tiên là Dự án kho bãi tổng hợp, dịch vụ hậu cần cảng và dịch vụ logistics tại khu vực Cảng Cái Mép (Bà Rịa - Vũng Tàu). Dự án này có quy mô 24 ha với tổng mức đầu tư dự kiến 1.136 tỷ đồng, hội tụ ưu thế về vị trí và khả năng kết nối với hạ tầng giao thông trọng yếu của khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam.

Ông Nguyễn Văn Đạt - Chủ tịch HĐQT Phát Đạt cho biết chiến lược phát triển tập đoàn nằm trong định hướng nhất quán về tăng trưởng tốc độ và bền vững mà doanh nghiệp này đã xác định. Các lĩnh vực kinh doanh mới sẽ góp phần bồi đắp nền tảng cho doanh nghiệp, đặc biệt là tạo nên sự vững vàng về tài chính khi đóng góp nguồn doanh thu lớn, ổn định và dài hạn bên cạnh sự lớn mạnh của mảng bất động sản dân dụng.

Nhiều "ông lớn' địa ốc ồ ạt lấn sân đầu tư năng lượng tái tạo.

Nhiều "ông lớn' địa ốc ồ ạt lấn sân đầu tư năng lượng tái tạo.

Không chỉ Phát Đạt, nhiều ông lớn địa ốc cũng công bố sẽ lấn sân sang lĩnh vực bất động sản công nghiệp. Với Tập đoàn Sunsshine Group, ngoài việc tiếp tục triển khai loạt dự án. nhà ở, nghỉ dưỡng, với tổng quy mô lên đến cả ngàn héc-ta trong năm 2021, Tập đoàn Sunsshine Group sẽ lấn sân sang mảng bất động sản khu công nghiệp, cầu cảng, đặc biệt là xây dựng dân dụng với Công ty CP Xây dựng Smart Construction Group (SCG). Lãnh đạo doanh nghiệp này cho biết, năm 2021 sẽ là năm bùng nổ của Sunshine Group với 3 thế mạnh bất động sản - xây dựng -tài chính.

Tương tự, tại Đại hội cổ đông thường niên diễn ra mới đây, lãnh đạo Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư địa ốc NoVa (Novaland) tuyên bố về chiến lược đầu tư bất động sản công nghiệp trong năm 2021.

Theo đó, Novaland sẽ nghiên cứu, đầu tư thêm vào mảng bất động sản công nghiệp tại các địa phương Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Long An,... với thương hiệu Nova Industrial Park. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng muốn phát triển ngành xây dựng (quản lý dự án, thi công xây dựng) và nguyên vật liệu (vật liệu xây dựng, nhôm kính) và các dự án hạ tầng giao thông.

Song song đó, Novaland tiếp tục tìm kiếm các quỹ đất tại Đồng Nai, Long An, Bà Rịa - Vũng Tàu,... để phát triển khu đô thị và Đà Lạt - Lâm Đồng, Nha Trang, Phan Thiết,... để phát triển bất động sản du lịch.

Không chỉ bất động sản công nghiệp, nhiều “ông lớn” địa ốc còn lấn sân sang mảng năng lượng tái tạo. Điển hình là Tập đoàn Hà Đô đang từng bước chuyển mình từ một nhà phát triển bất động sản sang phát triển năng lượng tái tạo. Từ đầu năm 2020 đến nay, Hà Đô liên tục huy động và bơm vốn vào các nhà máy điện. Theo lãnh đạo Tập đoàn, năm 2021, mảng năng lượng tiếp tục được doanh nghiệp đẩy mạnh.

Cũng là cái tên "nổi đính, nổi đám", Tập đoàn Bitexco sau khi dính lùm xùm liên quan đến dự án The Manor Central Parkvới tổng mức đầu tư khoảng 44.000 tỷ đồng khi đã bị TP.Hà Nội xử phạt số tiền 350 triệu đồng khi xây hơn 500 căn biệt thự tại The Manor Center Park trong khi chưa có báo cáo ĐTM. Mới đây, tập đoàn này tiếp tục. nhảy sang mảng năng lượng tái tạo, với việc sở hữu và vận hành 18 nhà máy thủy điện tại Việt Nam (tổng công suất phát điện khoảng 1 GW) thông qua công ty thành viên là Công ty cổ phần Năng lượng Bitexco (Bitexco Power). Trước đó, doanh nghiệp này đã khánh thành Nhà máy Điện mặt trời Nhị Hà (giai đoạn I) tại huyện Thuận Nam, Ninh Thuận, với tổng mức đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng, công suất 50 MWp.

Miếng bánh ngon có dễ xơi?

Theo giới chuyên môn, ở nhiều nơi, bất động sản công nghiệp phát triển nóng nhưng không hẳn do nhu cầu, mà do bị đẩy giá. Bất động sản công nghiệp trong giai đoạn hiện nay có thể xem là cơ hội “vàng” cho các doanh nghiệp khai thác, nhưng với các doanh nghiệp “ngoại đạo”, nhất là những doanh nghiệp vốn mỏng, kinh nghiệm phát triển bất động sản chưa nhiều… rủi ro là không nhỏ nếu đầu tư ồ ạt.

Dịch Covid-19 dù tạo ra nhiều thách thức nhưng đồng thời cũng là chất xúc tác cho sự hình thành một tư duy mới trong chiến lược hoạt động và cách vận hành của từng doanh nghiệp bất động sản.

Dịch Covid-19 dù tạo ra nhiều thách thức nhưng đồng thời cũng là chất xúc tác cho sự hình thành một tư duy mới trong chiến lược hoạt động và cách vận hành của từng doanh nghiệp địa ốc.

Những năm trước, Việt Nam từng chứng kiến cuộc chạy đua phát triển khu công nghiệp ở hầu hết các địa phương. Tuy nhiên, nhiều khu công nghiệp hoạt động không hiệu quả, tỷ lệ lấp đầy thấp, thậm chí bị bỏ hoang, dẫn đến lãng phí. Chẳng hạn, tại tỉnh Bình Thuận, theo quy hoạch đến năm 2020, địa phương này có 35 cụm công nghiệp với tổng diện tích hơn 1.162 ha. Hiện đã có 27 cụm công nghiệp được thành lập, nhưng chỉ thu hút được 170 dự án trên tổng diện tích 265 ha, chiếm 1/4 diện tích các cụm công nghiệp trong tỉnh. Đáng chú ý, cả năm 2019, Bình Thuận chỉ thu hút được 1 dự án sản xuất giày dép vào hoạt động.

Nguyên nhân được cho là do áp lực các địa phương mong muốn sớm có khu công nghiệp bằng mọi giá nên tính hợp lý và khoa học của quy hoạch tổng thể khu công nghiệp còn yếu, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội phát triển thiếu đồng bộ, chưa dựa trên các phân tích, đánh giá một cách tổng thể về tiềm năng, lợi thế, khả năng huy động các nguồn lực của mỗi địa phương…

Nhận định về việc nhiều doanh nghiệp địa ốc 'bẻ lái' sang các lĩnh vực như năng lượng, bất động sản công nghiệp, chuyên gia tư vấn chiến lược Đỗ Hòa từng cho rằng, các doanh nghiệp địa ốc cần phải thận trọng. Bởi sau làn sóng đầu tư đầu tiên vào khoảng 3 năm trước, hiện nhiều nhà máy điện mặt trời có khi phải ngưng phát điện vào lưới điện chung của quốc gia khi hệ thống bị quá tải. Điều này sẽ gây ra nhiều rủi ro cho doanh nghiệp địa ốc khi chưa tính toán kỹ lưỡng việc bỏ tiền vào kênh đầu tư mới.

Văn Đức
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm