Bến Tre: Lai tạo giống mít ra trái "khổng lồ", lời tiền tỷ mỗi năm
Sơn La: No đủ nhờ trồng sả Java lấy tinh dầu / Đồng Nai: Khởi nghiệp bằng nghề trồng rau thủy canh
Khởi nghiệp trên chính mảnh đất quê nhà, ông Nguyễn Thanh Sơn chọn gắn bó với nghề trồng trọt và lai tạo cây giống. Ông đặc biệt tâm huyết với việc trồng nhiều giống mít khác nhau.
“Mít thì có nhiều loại như mít nghệ, mít tố nữ, mít dừa, mít thái, song tôi nhận thấy hiệu quả của chúng cũng không có gì là vượt trội. Lúc đó tôi cứ suy nghĩ sao mình không thử lai tạo ra giống mít cho năng suất vượt trội, lại đạt hiệu quả kinh tế cao để thay thế cho các loại mít truyền thống ?”.
Múi mít vàng ươm, dày, thơm, ngọt,... đạt chuẩn.
Dẫn chúng tôi ra tham quan vườn mít, cây nào trái cũng to, sai oằn, treo lủng lẳng, ông Sơn nhớ lại thuở đầu bắt tay vào lai tạo: “Năm 2012, tôi đã tự nghiên cứu nhiều phương pháp lai tạo và chọn phương pháp lai hữu tính. Theo đó, tôi lấy phấn từ cây mít giống rồi phủ lên cây mít giống khác. Khi cây mít được thụ phấn đậu trái, tôi tiếp tục theo dõi để nhận biết trái nào đạt yêu cầu cao nhất về trọng lượng, mùi vị, màu sắc, lượng múi... rồi tiến hành lấy hạt và đem trồng tiếp tục để lấy cây con”.
Với cách làm này, đến nay, ông Sơn đã sở hữu trên 200 cây mít đặc chủng ra trái “khổng lồ” đạt chất lượng, mang tên “Thanh Sơn”.
Vốn dễ trồng và thích nghi tốt với điều kiện thời tiết cũng như thổ nhưỡng tại địa phương, nên mít nhanh chóng cho trái chỉ sau 18 tháng. Bình quân, một cây mít sẽ cho từ 8- 10 trái mỗi năm, mỗi trái có trọng lượng bình quân từ 18- 20kg, trái to nhất có thể đạt đến trọng lượng 43kg.
Những trái mít có thể đạt trọng lượng cao nhất đến 43kg.
Bên cạnh đó, mít “ Thanh Sơn” còn có nhiều đặc tính vượt trội, như: trái to, múi dày, vị thanh, thơm, hạt lép nên rất được khách hàng ưa chuộng dù giá khá cao từ 80.000 - 150.000 đ/kg. Trái mít từ lúc hái xuống đến khi chín mất khoảng 7- 10 ngày, nên rất thuận lợi cho việc vận chuyển đi xa, kể cả xuất khẩu sang các nước khác.
Tính từ năm 2016 đến nay, chỉ với 200 cây mít ra trái "khổng lồ", ông Nguyễn Thanh Sơn đã thu về khoản lợi nhuận gần 1 tỷ đồng từ việc bán trái. Riêng cây giống có giá bán 200.000 đ/cây, tiếp tục mang đến cho ông Sơn nguồn lãi trên 300 triệu đồng/ năm.
Hiện giống mít này không chỉ mang lại khoản lợi nhuận “khủng” cho ông Sơn mà còn giúp cho nhiều bà con trên cù lao Phú Bình cũng như xã Vĩnh Bình ăn nên làm ra kể từ khi vun trồng nó.
Để mít đạt chất lượng trái như mong muốn, người trồng phải cắt bỏ bớt trái.
“Thông qua người quen tôi cũng đã mua được số ít cây giống về trồng. Thoạt nhìn bề ngoài cây mít này cũng không có gì khác biệt so với các loại mít khác. Nhưng trái thì khủng lắm với giá bán khoảng 100.000 đ/kg, tôi cũng có thêm khoản lợi nhuận đáng kể. Sắp tới nếu được tôi sẽ tiếp tục mua về trồng thêm trên đất vườn của gia đình”- chú Tư (ngụ cù lao Phú Bình) phấn khởi nói.
Theo ông Sơn, cây mít có rất nhiều công năng, có thể tận dụng được hầu như toàn bộ thân và trái để tăng thu nhập. Cụ thể, có rất nhiều công ty xuất khẩu tại miền Đông Nam bộ đã tìm đến mua mít trái về chế biến, phục vụ người tiêu dùng; xơ mít dùng chế biến những sản phẩm ăn chay; mật mít dùng để làm rượu, nước giải khát lên men... thân cây già cõi có thể dùng làm đồ mỹ nghệ. Chính vì lẽ đó, trong thời gian tới ông sẽ tiếp tục lai tạo và tăng cường quảng bá để khách hàng gần xa có thể biết tới giống mít do chính ông lai tạo được. |
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Đà Nẵng: Phạt nhiều tổ chức, cá nhân kinh doanh thương mại điện tử vi phạm
Doanh nghiệp cần có chiến lược cạnh tranh để tham gia chuỗi liên kết FDI
Giá vàng ngày 26/12/2024: Tiếp tục ghi nhận mức tăng nhẹ
Giá heo hơi ngày 26/12/2024: Biến động trái chiều trên cả nước, mức cao nhất 69.000 đồng/kg
Giá ngoại tệ ngày 26/12: Tỷ giá đồng USD và NDT biến động cùng chiều
Giá nông sản ngày 26/12/2024: Cà phê và hồ tiêu tiếp tục giữ ở mức cao