Bình ổn thị trường là công tác quan trọng hàng đầu của QLTT
DNVN - Báo cáo tình hình công tác quản lý thị trường (QLTT) 5 tháng đầu năm 2020 trong bối cảnh xảy ra dịch bệnh Covid-19, Tổng Cục trưởng Tổng cục QLTT Trần Hữu Linh nhấn mạnh, bình ổn thị trường là công tác quan trọng hàng đầu của QLTT.
Lực lượng QLTT xử phạt gần 95 triệu đồng các cơ sở kinh doanh thiết bị y tế / Lực lượng QLTT xử phạt hơn 135 triệu đồng các cơ sở kinh doanh thiết bị y tế
Ngày 2/6/2020, Tổng cục QLTT tổ chức đánh giá kết quả, tình hình triển khai công tác QLTT những tháng đầu năm và phương hướng, nhiệm vụ các tháng cuối năm 2020.
Tại buổi làm việc, ông Trần Hữu Linh, Tổng Cục trưởng đã báo cáo tình hình công tác QLTT 5 tháng đầu năm 2020 trong bối cảnh bùng phát dịch viêm phổi cấp COVID-19 do chủng mới của virus Corona gây ra đã ảnh hưởng và làm xáo trộn rất nhiều tới công tác chuyên môn của toàn lực lượng và chỉ tập trung vào kiểm tra, giám sát và xử lý các cơ sở sản xuất và kinh doanh mặt hàng vật tư thiết bị y tế trên cả nước.
Công tác thị trường do có dịch, các hành vi vi phạm tập trung chủ yếu là dịp Tết, còn lại phục vụ chống dịch, tập trung chủ yếu là găm hàng, tăng giá… Tuy nhiên, với những kết quả đạt được từ công tác chỉ đạo triển khai nhiệm vụ của chính phủ, Tổng cục nhanh chóng cụ thể hóa, triển khai ngay bằng văn bản, điều hành trực tiếp Cục QLTT các tỉnh, thành phố để triển khai, nhất là biện pháp phòng chống COVID-19, tăng cường bám sát địa bàn, ngăn chặn… góp phần bình ổn thị trường. “công tác bình ổn thị trường là công tác quan trọng hàng đầu của QLTT”. Nhìn chung Tổng cục đã triển khai tức thời, ngay lập tức, bên cạnh văn bản chỉ đạo trực tiếp còn đôn đốc.
Tổng Cục trưởng Tổng cục QLTT Trần Hữu Linh báo cáo công tác QLTT 5 tháng đầu năm 2020.
Tổng cục đã trình Thủ tướng Chiến lược phát triển QLTT năm 2021- 2025, tiến tới 2030. Trong 7 tháng cuối năm là những tháng quyết định của lực lượng về Kế hoạch đầu tư công trung hạn.
Theo ông Trần Hữu Linh, công tác thanh tra, kiểm tra, bộc lộ nhiều vấn đề, vẫn còn lác đác trường hợp chưa quy chuẩn, tác phong, đạo đức công cụ cũng phát sinh một số vấn đề, đến mức xem xét kỷ luật.
Công tác kiểm tra chuyên ngành đã kiểm tra 38.581 vụ, công tác tiếp dân có 3 cuộc giải quyết, 41 đơn thư, phần lớn đơn nặc danh.
Công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường: kiểm tra tháng Tết, còn lại chủ yếu chống dịch bệnh, các hành vi vi phạm găm hàng nâng giá về trang thiết bị, y tế và hàng giả.
Trong 5 tháng đầu năm, toàn lực lượng cố gắng đáp ứng sự chỉ đạo của Chính Phủ, Bộ Công Thương, song số thu nộp ngân sách nhà nước không như kỳ vọng. Lũy kế từ ngày 01/01/2020 đến ngày 27/5/2020, lực lượng QLTT phát hiện, xử lý trên 23.935 vụ vi phạm; thu nộp ngân sách nhà nước trên 125 tỷ đồng. Trong đó, riêng về mặt hàng trang thiết bị y tế dùng để phòng, chống dịch COVID-19: lực lượng QLTT cả nước đã kiểm tra, giám sát 9.271 cơ sở; tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính gần 4,9 tỷ đồng.
Tính đến thời điểm báo cáo, những tháng đầu năm 2020, lực lượng QLTT đã chuyển cơ quan điều tra 35 vụ; đã khởi tố hình sự 6 vụ; không khởi tố hình sự 6 vụ; đang tiếp tục điều tra 23 vụ. Trong đó buôn bán, vận chuyển trái phép hàng cấm, hàng lậu 9 vụ; Gian lận thương mại 8 vụ; Hàng giả 16 vụ; Vi phạm khác 5 vụ.
Trong 5 tháng, Tổ 368 đã bắt đầu đặt chân vào các ổ nhóm tụ điểm hàng giả, như TP. HCM kiểm tra 3 lần, tấn công 2 hệ thống mỹ phẩm toàn bán hàng lậu, thậm chí hàng giả. Tại Hà Nội bắt đầu kiểm tra ở Ninh Hiệp, và toàn bộ khu phố cổ. Lần đầu tiên lao vào điểm nóng, cố hữu bao nhiêu năm nay.
Các tuyến Lạng Sơn tiếp tục duy trì công tác kiểm tra, kiểm soát rất tốt, đứng đầu cả nước về thu ngân sách 24 tỷ trong 5 tháng đầu năm, tiếp đến là Hà Nội, An Giang, TP. HCM.
Đề cập đến khó khăn vướng mắc, ông Linh cho rằng, công tác theo dõi thị trường, đôn đốc kiểm tra, kiểm soát còn bị động, năng lực trình độ chuyên môn nhiều nơi chưa đồng đều, lực lượng rất mỏng, trang thiết bị phương tiện hạn chế. Hệ thống văn bản chính sách còn nhiều bất cập, mặt hàng lĩnh vực xử lý chống chéo.
Về phương hướng nhiệm vụ, lực lượng sẽ tập trung 7 tháng cuối năm, tiếp tục tập trung chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, BCĐ 389 quốc gia, Bộ Công Thương, đặc biệt tập trung kiểm tra, xử lý sau dịch, hàng lậu tồn động chắc chắn nhiều.
Thương mại điện tử cần nhìn nhận nghiêm túc, ảnh hưởng tới cách thức làm việc của QLTT kể cả cơ cấu, tổ chức. Trong thời gian tới tại mỗi Cục tại địa phương sẽ có một công chức chuyên xử lý gian lận thương mại sử dụng công nghệ cao.
Năm 2020 đẩy mạnh công tác xây dựng lực lượng QLTT theo hướng chính quy, hiện đại bằng cách chỉnh về kiểu cách, kiểu dáng trang phục; Tiếp tục bám sát địa bàn về hàng lậu, hàng giả; Quyết tâm triển khai Kế hoạch 3972, tấn công vào điểm nóng về hàng giả; Tiếp tục triển khai các hệ thống công nghệ thông tin; Xây dựng hệ thống hóa đơn, chứng từ trên mạng để doanh nghiệp có thể chủ động xác nhận lại với QLTT khi bị kiểm tra; Tăng cường phối hợp với các lực lượng chức năng
Tại buổi làm việc, Tổng cục trưởng cũng đề xuất, kiến nghị Chính phủ về lực lượng QLTT trong khi thi hành nhiệm vụ phải có tín hiệu quyền được ưu tiên; Rà soát tổng thể văn bản quy phạm pháp luật; Nghị định mới thay thế Nghị định 52 về TMĐT tăng quyền và trách nhiệm, có cơ chế kiểm tra, kiểm soát tốt hơn bởi thương mại điện tử bùng nổ, vi phạm kinh doanh trên Facebook, Zalo, các sàn thương mại điện tử rất nhiều.
Thứ trưởng Bộ Công Thương, Đặng Hoàng An phát biểu kết luận buổi làm việc.
Thứ trưởng Bộ Công Thương, Đặng Hoàng An đánh giá cao công tác 5 tháng đầu năm của toàn lực lượng, những tưởng dịch tả lợn Châu Phi, dịch COVID-19 không liên quan, nhưng vẫn “quay cuồng” vào công tác này kiểm tra, xử lý các mặt hàng khẩu trang, nước rửa tay… hành vi chỉ găm hàng, trục lợi bất chính. Bên cạnh sự vào cuộc của các lực lượng chức năng khác, Lực lượng QLTT không những đã phản ứng nhanh, kịp thời, hiệu quả nhiều vụ việc mà cùng các Sở Công Thương địa phương đã góp phần đảm bảo cung cầu hàng hóa nói chung, không quá nhộn nhạo.
Thứ trưởng cũng nhấn mạnh từ nay tới 6 tháng cuối năm, Bộ Công Thương họp với BCĐ 389 sẽ bổ sung thêm nội dung phù hợp cho Tổng cục QLTT. Ngoài ra, Tổng cục cần nỗ lực hơn nữa vừa xây dựng đề án liên tỉnh, vừa giảm đội. Đồng thời, tổ chức công tác cán bộ đúng quy định, không nương nhẹ với vi phạm. Việc đào tạo tập huấn, tái đào tạo, QLTT cần biết cơ bản ngoại ngữ, muốn chính quy được thì phải đào tạo đi đào tạo lại. Hệ thống văn bản quản lý nội bộ: tăng cường phân cấp, không xô bồ, nhưng phải chặt chẽ, từ bổ nhiệm cán bộ đến phân cấp ngành
Thứ trưởng đặc biệt nhất mạnh, công tác QLTT không phải thực hiện theo chiến dịch, bởi cuộc chiến chưa bao giờ có điểm kết thúc. Lực lượng QLTT rất đặc thù, cần phải làm bền bỉ, quyết liệt. Xác định như thế thì phải chiến đấu, không làm theo kiểu chiến dịch xong là dừng.
PV
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng thế giới ngày 21/11: Tăng liên tục ba phiên, chạm đỉnh một tuần
Giá ngoại tệ ngày 21/11/2024: USD tăng mạnh, chấm dứt chuỗi 3 phiên giảm liên tiếp
Dự án Aeon Mall Cần Thơ được chấp thuận
Đề xuất ưu tiên doanh nghiệp tư nhân tham gia dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
Chủ trung tâm hội nghị Gem Center, White Palace bị xử phạt
Giá heo hơi ngày 21/11/2024: Biến động trái chiều tại miền Trung và miền Nam
Cột tin quảng cáo