Bộ Công Thương đưa đề xuất mới về điện mặt trời mái nhà
FPT mua 80% công ty tư vấn công nghệ Pháp / Nhiều ngân hàng tiếp tục hạ lãi suất tiết kiệm
Hai trường hợp phát triển điện mặt trời mái nhà
Với trường hợp điện mặt trời mái nhà liên kết với lưới điện quốc gia để tự sử dụng, không bán điện cho tổ chức, cá nhân khác và không bán điện vào lưới điện quốc gia, bao gồm cả việc không bán điện cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam (nghĩa là không đầu tư kinh doanh điện, không cho phép hoạt động kinh doanh mua bán điện),
Dự thảo cho phép tổ chức, cá nhân lựa chọn phát hoặc không phát sản lượng điện dư (nếu có) của điện mặt trời mái nhà vào hệ thống điện.
Trường hợp lựa chọn phát sản lượng điện dư vào hệ thống điện thì nhà nước ghi nhận sản lượng điện với giá 0 đồng (không được thanh toán, đổi lại nhà nước cho phép tổ chức, cá nhân được bám lưới điện, được liên kết với lưới điện quốc gia để điện mặt trời mái nhà vận hành, hoạt động ổn định).
"Trường hợp tổ chức, cá nhân lựa chọn không phát sản lượng điện dư vào lưới điện quốc gia thì phải tự đầu tư lắp đặt thiết bị hạn chế tối đa phát điện dư vào hệ thống điện", dự thảo nêu.
Công suất điện mặt trời mái nhà của mỗi tổ chức, cá nhân phải phù hợp với phụ tải hiện có tại thời điểm thực hiện đăng ký phát triển. Bộ Công Thương lưu ý quy định này áp dụng đối với điện mặt trời mái nhà trên phạm vi cả nước, bao gồm điện mặt trời mái nhà tại TP.HCM thực hiện theo Nghị quyết 98 năm 2023.
Trường hợp thứ hai được Bộ Công Thương đề cập là điện mặt trời mái nhà không liên kết với lưới điện quốc gia để tự sử dụng, không bán điện cho tổ chức, cá nhân khác.
Trong trường hợp này, tổ chức, cá nhân khi phát triển điện mặt trời mái nhà chỉ được sử dụng tại chỗ, không bán điện cho tổ chức, cá nhân khác, phải bảo đảm cả nguồn phát điện và phụ tải không liên kết với lưới điện quốc gia.
Quy mô công suất lắp điện mặt trời mái nhà của mỗi tổ chức, cá nhân không giới hạn tại thời điểm thực hiện đăng ký phát triển.
Lắp đặt tại nhà ở sẽ không phải lập dự án
Theo thống kê sơ bộ của Bộ Công Thương từ sau ngày 31/12/2020 đến cuối tháng 7/2023, còn khoảng 1.030 hệ thống điện mặt trời mái nhà với tổng công suất khoảng 399,96 MWp đã được các tổ chức, cá nhân lắp đặt với mục đích tự dùng tại chỗ, có liên kết với lưới điện nhưng không bán điện cho các đơn vị của EVN. Do đó, Bộ Công Thương đề xuất cho phép điện mặt trời mái nhà đã lắp đặt tính đến nay hoặc trước khi ban hành nghị định này tiếp tục tồn tại.
Ngoài ra, để thuận lợi cho điện mặt trời mái nhà, Bộ Công Thương đề xuất điện mặt trời mái nhà lắp đặt tại nhà ở riêng lẻ không phải thực hiện phê duyệt, chấp thuận chủ trương đầu tư, không phải lập dự án đầu tư (điện mặt trời mái nhà chỉ sử dụng tại chỗ, không bán điện cho tổ chức, cá nhân khác, không hoạt động kinh doanh điện, có hoặc không có yếu tố nước ngoài).
Trường hợp khác thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành (cần xin ý kiến có hay không việc phê duyệt, chấp thuận chủ trường đầu tư kèm nhà đầu tư, lập dự án đầu tư).
Bên cạnh đó, theo quy định của pháp luật về điện lực, đất đai, đất công trình điện lực phải là đất năng lượng, công năng của công trình điện lực là công trình năng lượng. Nhưng để tạo điều kiện cho điện mặt trời mái nhà, Bộ Công Thương cũng nêu giải pháp đất, công trình xây dựng có mái nhà không phải thực hiện bổ sung đất năng lượng và công năng cho công trình năng lượng.
Bộ Công Thương dự tính nghị định này sẽ có hiệu lực kể từ ngày ký và kéo dài đến 31/12/2030.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Phát triển các khu thương mại tự do sẽ là bàn đạp thúc đẩy dịch vụ logistics
Giá vàng thế giới ngày 14/11: Giảm phiên thứ 4 liên tiếp do USD tăng mạnh
Sẽ áp dụng quy định mới về lãi suất tiền gửi từ ngày 20/11
Giá heo hơi ngày 14/11/2024: Xu hướng tăng giảm không đồng đều
Giá ngoại tệ ngày 14/11/2024: USD đạt đỉnh cao nhất trong năm, cán mốc 106,51
Giá nông sản ngày 14/11/2024: Cà phê tiếp đà tăng, hồ tiêu giữ giá ổn định