Bộ GTVT cho phép bán 75% cổ phần của Vinalines tại Cảng Quy Nhơn trái thẩm quyền
BẢN TIN TÀI CHÍNH-KINH DOANH: Cách đẩy giá đất từ vài triệu lên hàng trăm triệu, vàng tăng giá bất ngờ / 524 doanh nghiệp đạt danh hiệu Hàng Việt Nam chất lượng cao 2019
Liều như Bộ GTVT
Đó làvăn bản 16937/BGTVT-QLDN ngày 27/12/2014 về chuyển nhượng 26,01% cổ phần và văn bản số 6327/BGTVT-QLDN ngày 20/5/2015 về chuyển nhượng 49% cổ phần tại Công ty cổ phần Cảng Quy Nhơn cho Công ty cổ phần Đầu tư và Khoáng sản Hợp Thành theo phương thức thỏa thuận trực tiếp.
Cảng Quy Nhơn ngoạn mục rơi vào tay tư nhân với 2 văn bản trái luật của Bộ GTVT
Được biết, việc Bộ GTVT quyết định hủy bỏ hai văn bản nói trên làthực hiện Kết luận số 1566/2018/KL-TTCP của Thanh tra Chính phủ về kết luận thanh tra việc cổ phần hóa cảng Quy Nhơn.
Bộ GTVT ban hành hai văn bản cho phép Công ty cổ phần Đầu tư và Khoáng sản Hợp Thành thỏa thuận trực tiếp khi chưa được Thủ tướng Chính phủ cho phép là trái thẩm quyền, vi phạm các văn bản pháp luật.
Rất tiếc, hơn 75% cổ phần của VMC đã chuyển nhượng cho Công ty CP Đầu tư và Khoáng sản Hợp Thành, gây thiệt hại lớn cho nhà nước. Số cổ phần đã bán trái phép này Thanh tra kiến nghị phải được xử lý, thu hồi về sở hữu nhà nước.
Vinalines bán 75% cổ phần cho Cty tư nhân Hợp Thành, gây thất thoát tài sản nhà nước
Thanh tra Chính phủ cũng kiến nghị Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính tổ chức thực hiện đánh giá toàn diện hoạt động thẩm định giá; chấn chỉnh hoạt động của các tổ chức, cá nhân hành nghề thẩm định giá; công khai những trường hợp vi phạm; kiên quyết thu hồi giấy phép hành nghề, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với hành vi thông đồng, trục lợi, làm thất thoát tài sản nhà nước.
Cảng Quy Nhơn bỗng rơi vào công ty tư nhân
Công ty TNHH Hợp Thành, có trụ sở tỉnh Thái Bình, hoạt động trên các lĩnh vực khai khoáng, luyện thép, bất động sản, xây lắp..., do ông Lê Hồng Thái (SN 1974, quê tỉnh Thái Bình) thành lập vào năm 2002.
Đến năm 2007, Công ty TNHH Hợp Thành được đổi tên thành Công ty CP Đầu tư và Khoáng sản Hợp Thành (sau đây gọi tắt là Công ty Hợp Thành).
Cuối tháng 9-2010, ông Trịnh Xuân Thanh, lúc đó là Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty CP Xây lắp Dầu khí (PVC), ký tờ trình bầu bổ sung ông Lê Hồng Thái làm Ủy viên HĐQT của PVC.
Ông Thái là đại diện do nhóm cổ đông Ngân hàng TMCP Đại Dương (OceanBank) và Công ty CP Chứng khoán Thăng Long đề cử.
Trước đó, ông Lê Hồng Thái đã có 2 năm làm Chủ tịch HĐQT của Công ty CP Đầu tư Xây lắp Dầu khí Imico - đơn vị thành viên của PVC.
Đến tháng 9-2013, sau khi xác định Công ty Hợp Thành là "nhà đầu tư chiến lược", Công ty CP Cảng Quy Nhơn ( QNP) đã bán cho Cty Hợp Thành 4,04 triệu CP với mức giá 12.792 đồng/CP, tương đương 10% vốn điều lệ.
Theo Đề án tái cấu trúc QNP của Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines - đơn vị quản lý QNP) giai đoạn 2012-2015 và Quyết định số 37/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, QNP nắm giữ 75% vốn điều lệ (Vinalines đại diện phần vốn).
Thế nhưng, tháng 6-2015, Vinalines bất ngờ chuyển nhượng đợt 2 với 10,5 triệu CP, tương đương 26,01% tỉ lệ sở hữu QNP cho Công ty Hợp Thành. Chỉ 3 tháng sau, tháng 9-2015, Vinalines tiếp tục bán cho Công ty Hợp Thành toàn bộ phần vốn còn lại trong QNP là 19,8 triệu CP, tỉ lệ sở hữu 49%, giúp DN này tăng tỉ lệ nắm giữ QNP lên 86,23% vốn điều lệ, với số tiền mua CP khoảng 440 tỉ đồng.
Ông Lê Anh Sơn- Chủ tịch HĐTV Vinalines (trái) trao Chứng nhận sở hữu CP Cảng Quy Nhơn cho ông Lê Hồng Thái, đại diện Cty CP Hợp Thành
Trong thương vụ bán cảng Quy Nhơn với giá thấp gấp nhiều lần so với tài sản của cảng này, ông Nguyễn Văn Thiện, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Bình Định nhiệm kỳ 2010-2015, là người ký văn bản đề nghị Bộ GTVT thoái hết phần vốn của nhà nước tại QNP vào ngày 13-7-2015 nhưng không thông qua tập thể Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Định.
Theo Dân trí: "Tôi ký văn bản đề nghị bán phần vốn nhà nước để có nguồn đầu tư nâng cấp, mở rộng cảng Quy Nhơn, tránh ùn tắc.Tôi đâu ngờ sau khi mua CP xong, Công ty Hợp Thành lại không có tiền đầu tư nâng cấp, mở rộng cảng" - ông Thiện nói sau khi sự việc đã rồi.
Mất cả chỉ lẫn chài
Trước khi được xác định là "nhà đầu tư chiến lược" để chỉ định mua CP tại QNP, Công ty Hợp Thành chưa một ngày kinh doanh trên lĩnh vực cảng biển.
Chỉ sau khi có chủ trương cổ phần hóa QNP, vào tháng 5-2013, Công ty Hợp Thành mới đăng ký bổ sung ngành nghề kinh doanh này.
Theo phương án cổ phần hóa QNP, nhà đầu tư chiến lược phải cam kết không chuyển nhượng số CP được mua trong thời hạn tối thiểu 5 năm kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu.
Dù vậy, cuối năm 2016, Công ty Hợp Thành đã bán ra hơn 3,3 triệu CP, giảm tỉ lệ sở hữu tại QNP còn 78,03%, tương ứng hơn 31,53 triệu CP.
Ông Lê Hồng Thái trong buổi lễ tiếp nhận quyền sở hữu Cảng Quy Nhơn
Đến giữa năm 2017, sau khi Ủy ban Kiểm tra trung ương đề nghị thanh tra toàn bộ quá trình cổ phần hóa tại QNP, ông Lê Hồng Thái nhanh chóng chuyển nhượng 45% vốn điều lệ của mình tại Công ty Hợp Thành cho người đại diện pháp luật của công ty là bà Trần Thị Quỳnh Yên, tổng giám đốc. Bà Yên hiện là thành viên HĐQT của QNP. Phần vốn của vợ và con ông Thái (lần lượt là 36% và 19%) vẫn giữ nguyên.
Thời điểm thâu tóm QNP cũng là lúc có thông tin Công ty Hợp Thành phát triển mạnh với tổng tài sản 2.733,6 tỉ đồng, vốn chủ sở hữu 460 tỉ đồng, nắm trong tay hàng loạt công ty con, như Công ty Gang thép Hà Tĩnh, Công ty Sắt Vũ Quang, Công ty Hóa cốc Hà Tĩnh, Công ty Khoáng sản Vạn Lợi Quảng Ngãi, Công ty Sản xuất Sô Đa Chu Lai, Công ty CP Khoáng sản Miền Trung...
Tuy nhiên, đến năm 2017, hàng loạt công ty trên gặp "đại hạn", làm dấy lên hoài nghi về năng lực tài chính của Công ty Hợp Thành.
Cụ thể, 2 dự án nhà máy sản xuất than cốc (vốn 1.400 tỉ đồng) và nhà máy sản xuất khí công nghiệp ôxy, nitơ (200 tỉ đồng) tại KCN Vũng Áng (Hà Tĩnh) do Công ty Hóa cốc Hà Tĩnh làm chủ đầu tư, đã bị thu hồi.
Dự án khai thác và chế biến quặng sắt tại huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi của Công ty Khoáng sản Vạn Lợi Quảng Ngãi với tổng vốn đầu tư 320 tỉ đồng bị "trùm mền" từ sau khi được cấp phép vào năm 2009 đến nay.
Còn dự án tuyển quặng sắt của Công ty CP Khoáng sản Miền Trung (huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định) có công suất 400.000 tấn/năm, vốn đầu tư gần 300 tỉ đồng, đã bị "đắp chiếu" sau khi đi vào hoạt động vào năm 2012.
Ông Nguyễn Xuân Hùng, Giám đốc Agribank Bình Định, cho biết đơn vị này vừa ra thông báo xiết nợ Công ty Khoáng sản Miền Trung do không trả nợ từ 3 năm qua, với nợ vốn và lãi lên 230 tỉ đồng.
Đến nay, Công ty Hợp Thành đã bê bết tài chính như vậy, liệu Bộ GTVT vàVinalines có thu hồi được 75% cổ phần của VMC đã chuyển nhượng cho Công ty CP Đầu tư và Khoáng sản Hợp Thành?
Giờ thì cả Bộ GTVT vàVinalines có bắc thang lên hỏi ông trời!
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Dấu ấn 2024: Thúc đẩy hợp tác với nhiều tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới
Giá nông sản ngày 21/1/2025: Cà phê giảm nhẹ, hồ tiêu tiếp tục ổn định
Tỷ giá ngoại tệ hôm nay 21/1: Ngân hàng điều chỉnh giảm giá bán USD, tỷ giá NDT tăng nhẹ
Tạp chí The Global Economics vinh danh Home Credit
Giá vàng nhích nhẹ sau lễ nhậm chức Tổng thống Mỹ của ông Donald Trump
Bình Dương 'khát' chung cư cao cấp