Bỏ hoang chợ tiền tỷ, tiểu thương "ôm" vỉa hè kiếm sống
Gia tăng các hình thức tín dụng đen với lãi suất “khủng” / Sản xuất tàu thủy thời công nghệ 4.0: Cần phải thay đổi tư duy và cách làm
Chợ Phú Hữu (phường Phú Hữu, quận 9) nằm trên khu đất rộng hơn 2.000m2, được xây dựng năm 2004 với kinh phí 1,2 tỷ đồng. Chợ có 164 sạp hàng, ki-ốt nhưng đều nằm "bất động" nhiều năm liền vì vắng bóng tiểu thương.
Khoảng 2 năm đầu, khi chợ mới đi vào hoạt động, nhiều tiểu thương thuê sạp, ki-ốt để buôn bán, nhưng người dân thường xuyên ghé chợ tạm gần đó để mua hàng hóa, khiến các tiểu thương "điêu đứng" bị "ngậm vốn", hàng hóa tồn đọng trong thời gian vì cảnh "trăm người bán, vài người mua"...
Trước thực tế này, một số các tiểu thương phải trả lại sạp, ki-ốt, nhiều người tìm thuê mặt bằng ở chợ mới, những tiểu thương khác chấp nhận ra bán ở chợ tạm, "Các sạp hàng, ki-ốt trong chợ thiết kế quá nhỏ, lại thấp nên ngày trước tiểu thương ngồi buôn bán kêu ca dữ lắm. Thêm vào đó, khu chợ tạm gần đây thuận tiện hơn nên người dân thích vào đó mua hàng khiến chợ Phú Hữu bị bỏ hoang" - ông Bình, bảo vệ khu chợ cho biết.
Với số tiền đầu tư xây dựng tiền tỉ, nhưng hơn 10 năm bị bỏ hoang, chợ Phú Hữu đã xuống cấp nghiêm trọng, nhiều mảng tường bị bong tróc, nứt nẻ lòi cả lõi thép ra ngoài. Hệ thống mái che bị rỉ sét, thế nên chỉ cần một cơn mưa sẽ biến khu chợ thêm trở nên lầy lội. Còn các sạp hàng, ki-ốt lâu ngày không hoạt động khiến bụi bẩn bám đầy, đồ đạc hư hỏng bị vứt ngổn ngang.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Đà Nẵng: Phạt nhiều tổ chức, cá nhân kinh doanh thương mại điện tử vi phạm
Doanh nghiệp cần có chiến lược cạnh tranh để tham gia chuỗi liên kết FDI
Giá vàng ngày 26/12/2024: Tiếp tục ghi nhận mức tăng nhẹ
Giá heo hơi ngày 26/12/2024: Biến động trái chiều trên cả nước, mức cao nhất 69.000 đồng/kg
Giá ngoại tệ ngày 26/12: Tỷ giá đồng USD và NDT biến động cùng chiều
Giá nông sản ngày 26/12/2024: Cà phê và hồ tiêu tiếp tục giữ ở mức cao