Thị trường

Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng: Thay vì tiết kiệm 50% thì nay cần phải tiết kiệm 70% chi phí hội nghị, hội thảo

DNVN - Bộ Tài chính vẫn kiên định mục tiêu chung là ổn định kinh tế vĩ mô. Dù có tăng bội chi thì vẫn nằm trong tổng thể và phải đảm bảo mục tiêu 5 năm về bội chi và nợ công theo Nghị quyết của Quốc hội, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo các mục tiêu an sinh xã hội, quốc phòng an ninh và phòng chống dịch”.

Mở cửa nền kinh tế cần cẩn trọng tránh phải trả giá đắt vì Covid-19 / Ngân hàng Bản Việt Quảng Ninh khai trương trụ sở mới

Theo tin từ Bộ Tài chính cho biết, với kịch bản tăng trưởng kinh tế Chính phủ đã đề ra với 3 mục tiêu cụ thể: cao là 5-5,2%; vừa là 4,5% và thấp nữa là 3,6% (Các kịch bản này đều cao hơn so với kịch bản xấu nhất là 1,5% của Ngân hàng Thế giới hay 2,7% của IMF), Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng khẳng định “dù là kịch bản nào, Bộ Tài chính vẫn kiên định mục tiêu chung là ổn định kinh tế vĩ mô.

Dù có tăng bội chi thì vẫn nằm trong tổng thể và phải đảm bảo mục tiêu 5 năm về bội chi và nợ công theo Nghị quyết của Quốc hội, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo các mục tiêu an sinh xã hội, quốc phòng an ninh và phòng chống dịch”.

Bộ trưởng Bộ tài chính Đinh Tiến Dũng

Bộ trưởng Bộ tài chính Đinh Tiến Dũng.

Theo Bộ trưởng, để thực hiện mục tiêu đó, trước hết là phải tiết kiệm chi, “chúng ta đã đề ra mục tiêu tiết kiệm 50% chi phí hội nghị, hội thảo, nhưng nay phải tiết kiệm 70%; chi thường xuyên cắt giảm 10%, tiếp tục cắt giảm thêm 10% nữa. Chính phủ cũng trình tạm thời chưa tăng lương cho cán bộ, công chức”.

Bên cạnh đó, Bộ trưởng cũng cho rằng cần tập trung vào giải ngân vốn đầu tư công. Với gói hơn 700 nghìn tỷ đồng vốn trong năm 2020, lớn nhất từ trước đến nay, nếu giải ngân được, đây sẽ là gói kích cầu rất lớn. Do đó, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các cấp, các ngành, địa phương tập trung quyết liệt đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công, coi đây là vấn đề rất quan trọng hiện nay.

Tinh thần đó là nối dài những khuyến nghị của tổ chức Fitch Ratings (Fitch) thông báo về việc giữ nguyên xếp hạng tín nhiệm quốc gia của Việt Nam ở mức BB và điều chỉnh triển vọng sang Ổn định.

Việc Fitch xác nhận giữ nguyên bậc tín nhiệm quốc gia ở mức BB cho thấy các điểm sáng về tín dụng của Việt Nam vẫn không bị ảnh hưởng trong bối cảnh cả nước đang gồng mình chống dịch. Fitch đánh giá cao việc Việt Nam đã tận dụng điều kiện kinh tế thuận lợi trong những năm qua để củng cố tình hình tài khóa và tích lũy dự trữ ngoại hối, góp phần tăng mức đệm dự phòng trước những rủi ro vĩ mô. Tổ chức này dự báo đà tăng trưởng kinh tế của Việt Nam sẽ quay trở lại vào năm 2021, với mức tăng trưởng dự kiến là 7,3% do nhu cầu trong nước và nước ngoài dần hồi phục theo xu hướng toàn cầu và khu vực.

Nhưng để làm điều đó, những nền tảng tài chính hiện nay vẫn phải tiếp tục duy trì. Bộ trưởng cũng cho rằng, cùng với việc tháo gỡ khó khăn, phòng chống dịch, thì mục tiêu căn cơ vẫn là ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, đảm bảo tăng trưởng bền vững, lâu dài.

Huyền Phạm
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm