Bộ trưởng Tài chính nêu bài học đau xót trong hoàn thuế
Ra mắt giải pháp chuyển đổi số cho doanh nghiệp vừa và nhỏ / Nông, lâm, thủy sản xuất siêu 9,3 tỷ USD
Nguồn thu từ dầu thô rất nhỏ bé
Cuối giờ sáng 2/11, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình và làm rõ một số vấn đề về ngân sách và đầu tư công.
Nói về chính sách tài khóa, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho biết thời gian qua Chính phủ đang thực hiện chính sách tài khóa mở rộng hay nói cách khác là thâm hụt, có nghĩa là giảm thuế nhưng vẫn tăng chi ngân sách.
Trong 3 năm vừa qua, Bộ Tài chính đã trình Quốc hội và Chính phủ giảm thuế đối với các loại thuế cũng như tiền thuê đất. Năm 2021 giảm được 132.400 tỷ đồng; năm 2022 giảm 233.000 tỷ đồng; năm nay dự kiến khoảng 200.000 tỷ đồng. Theo ông Phớc, đây là một nỗ lực rất lớn.
Cũng theo Bộ trưởng, sau khi giảm thuế làm thế nào để có tiền, để tiếp tục giữ được cán cân tài khóa, trong khi đó phải đưa vào nền kinh tế 347.000 tỷ theo Nghị quyết 43/2022.
Đối với tình hình thực hiện dự toán ngân sách năm 2023, đến ngày 30/10, thu ngân sách được 85%, tức 1,366 triệu tỷ đồng. Theo Bộ trưởng, có nhiều đại biểu cho rằng thu tăng từ tiền đất, nhưng tiền đất chỉ đạt 57,8%, tức chỉ đạt có 86.482 tỷ. Các khoản thu dầu thô cũng rất nhỏ bé, chỉ 46.000 tỷ, tức chỉ 2,6% tổng thu ngân sách.
"Cho nên nguồn thu ngân sách chủ yếu từ sản xuất kinh doanh, đặc biệt là thu nội địa", Bộ trưởng Bộ Tài chính nhấn mạnh.
Sáng 2/11, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình và làm rõ một số vấn đề tại Quốc hội
Về dự toán ngân sách năm 2024, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc đánh giá đây là một nỗ lực lớn của Chính phủ và Quốc hội. Theo đó, Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 8 đưa ra phải tăng trên 5%. Song nếu tính 2 khoản giảm thuế dự kiến là giảm 2% thuế VAT cũng như thuế bảo vệ môi trường với xăng, dầu và mỡ nhờn thì dự toán lên đến 1,757 triệu tỷ đồng chứ không phải là 1,7 triệu tỷ đồng. Tương đương mức tăng đến 8,46% so với ước thực hiện của năm 2023 và so với dự toán của năm 2023.
Đặc biệt, trong bố trí chi, Bộ Tài chính bố trí chi xây dựng cơ bản hay chi đầu tư công 677.300 tỷ đồng, chiếm 32% trong tổng chi ngân sách. Cùng như thực hiện đúng chủ trương của Trung ương và bố trí đủ để nâng lương cơ sở từ 1/7/2023 và thực hiện Nghị quyết 27 của Trung ương về cải cách tiền lương bắt đầu từ 1/7/2024.
Bài học đau xót
Làm rõ một số vấn đề đại biểu nêu, về quan điểm của một số đại biểu là cần giảm chi thường xuyên, Bộ trưởng cho rằng quan điểm ngược lại là phải giảm chi đầu tư, phải tiết kiệm trong đầu tư. Đầu tư không được để lãng phí, đầu tư là phải có hiệu quả, đầu tư không được để thất thoát.
Còn chi thường xuyên, Bộ Tài chính tính toán có những bộ ngành riêng tiền lương, phụ cấp lương chiếm trên 66%, không có gì để tiết kiệm.
"Bây giờ bộ ngành tiếp khách rất ít, đi công tác cũng ít, cho nên cũng không nên đặt vấn đề này nhiều. Đại biểu nào muốn chúng tôi sẽ chi tiết một số bộ ngành để thấy rằng chúng ta rất tiết kiệm trong vấn đề chi thường xuyên, chủ yếu là phục vụ cho con người, lương và phụ cấp lương là chính", ông Phớc nhấn mạnh.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc
Còn liên quan đến vấn đề hoàn thuế, theo Bộ trưởng, hiện cơ quan thuế đã hoàn được 92%, hiện chỉ còn giải quyết 14.857 hồ sơ và đang giải quyết 534 hồ sơ - tương đương số tiền 9.154 tỷ đồng nữa. Điều kiện hoàn thuế là phải có hóa đơn VAT, có chứng từ chuyển tiền. Đối với các công ty xuất nhập khẩu thì có thêm chứng từ chuyển tiền hợp đồng để chuyển tiền hàng hóa và tờ khai hải quan.
Theo Bộ trưởng, một số vướng mắc Bộ đã xác minh là cơ quan thuế nước ngoài cho biết không tồn tại doanh nghiệp này có nghĩa là hợp đồng bị vô hiệu, mà hợp đồng vô hiệu thì không hoàn được.
"Vấn đề hoàn thuế đã có bài học rất đau xót. Như vụ Thủ Đức House, Cục Thuế TP Hồ Chí Minh đã có 18 người đi tù, kể cả cục phó phải đi tù 4 năm, dù không lấy đồng nào hết. Nếu trong luật thuế nói hoàn thuế mà chỉ xác minh người bán cuối cùng, cán bộ thuế không vi phạm thì chúng tôi thực hiện ngay, còn luật thuế quy định nếu hoàn trước, kiểm tra sau là 6 ngày, chúng tôi chấp hành, kiểm tra trước, hoàn sau là 40 ngày", Bộ trưởng Bộ Tài chính nhấn mạnh.
Còn về đề xuất giảm 2% thuế VAT (từ 10% xuống 8%) với tất cả hàng hoá, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho biết chính sách này thực hiện theo đúng Nghị quyết 43. Trong đó, giảm 2% thuế VAT với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng 10%, trừ một số nhóm hàng hóa, dịch vụ sau: viễn thông, công nghệ thông tin, hoạt động tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm… Ngoài ra nếu giảm cho tất cả các loại hàng hoá cũng sẽ gây áp lực lên ngân sách.
Hôm 1/11, Quốc hội thảo luận về kinh tế - xã hội, đại biểu Mai Thị Phương Hoa (đoàn Nam Định) nêu vấn đề chậm hoàn thuế VAT, doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn về thủ tục hành chính xuất phát từ các văn bản hướng dẫn về nghiệp vụ. Theo bà Hoa, báo cáo của Ủy ban Tài chính - Ngân sách đã đánh giá, tính thủ công về nghiệp vụ, sự phức tạp chồng chéo của các văn bản cùng việc thiếu tiêu chí về phân loại rủi ro hồ sơ hoàn thuế.
"Trên thực tế có doanh nghiệp than thở rằng, doanh nghiệp vi phạm về nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước thì bị xử lý nghiêm. Nhưng doanh nghiệp bị nợ đọng vốn xây dựng cơ bản, bị giam tiền hoàn thuế giá trị gia tăng gây thiệt hại lớn mà chẳng biết kêu ai", đại biểu Mai Thị Phương Hoa cho biết và đề nghị Chính phủ làm rõ nguyên nhân, có giải pháp quyết liệt để xử lý tình trạng này. |
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng thế giới ngày 21/11: Tăng liên tục ba phiên, chạm đỉnh một tuần
Giá ngoại tệ ngày 21/11/2024: USD tăng mạnh, chấm dứt chuỗi 3 phiên giảm liên tiếp
Dự án Aeon Mall Cần Thơ được chấp thuận
Đề xuất ưu tiên doanh nghiệp tư nhân tham gia dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
Chủ trung tâm hội nghị Gem Center, White Palace bị xử phạt
Giá heo hơi ngày 21/11/2024: Biến động trái chiều tại miền Trung và miền Nam