Cá tra Việt trước viễn cảnh "tăng trưởng âm kéo dài"
Trung Quốc là nhà đầu tư FDI lớn nhất tại Việt Nam 8 tháng qua / Nhu cầu năng lượng của Việt Nam tăng bình quân 6,7% trong thập kỷ tới
Do đó, tổng giá trị xuất khẩu cá tra trong 7 tháng đầu năm nay giảm 5,5%, đạt 1,13 tỷ USD. Riêng tháng 7/2019, giá trị xuất khẩu cá tra giảm 12,7% so với cùng kỳ năm ngoái.
"Nhiều khả năng, trong các quý tới, xuất khẩu cá tra khó thoát khỏi mức tăng trưởng âm kéo dài".
Với thị trường Trung Quốc - Hồng Kông, theo thống kê của VASEP, 7 tháng đầu năm 2019, tổng giá trị xuất khẩu cá tra sang thị trường Trung Quốc - Hồng Kông đạt 320 triệu USD, tăng 10,4% so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó, riêng tháng 7/2019, giá trị xuất khẩu sang thị trường này tăng trưởng đột biến 71,1% so với cùng kỳ năm ngoái cho dù giá trị xuất khẩu cá tra sang Hồng Kông giảm 19,1%.
Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đã khiến cho hàng hóa xuất khẩu Trung Quốc đang luân chuyển chậm chạp. Động thái Trung Quốc phá giá đồng Nhân dân tệ để thúc đẩy xuất khẩu và giảm nhập khẩu cũng làm giảm lượng hàng hóa vào thị trường này. Xuất khẩu cá tra Việt Nam sau nhiều năm tăng khả quan đã có 3 tháng (trong 7 tháng đầu năm nay) giá trị xuất khẩu giảm sang thị trường này.
Hơn thế nữa, kế hoạch "nội địa hóa" cá tra Trung Quốc cũng đang được Chính phủ nước này khuyến khích và đầu tư.
Ảnh minh họa.
"Có thể trong nửa cuối năm nay, xuất khẩu cá tra Việt Nam sang Trung Quốc - Hồng Kông vẫn tăng trưởng dương nhưng không đạt được mức như kỳ vọng", VASEP dự báo.
Với thị trường Mỹ, trong tháng 7/2019, giá trị xuất khẩu cá tra sang Mỹ đạt 25,6 triệu USD, giảm 56,2% so với cùng kỳ. Tính đến hết tháng 7/2019, tổng giá trị đạt 167,6 triệu USD, giảm 34,3% so với cùng kỳ năm 2018.
VASEP nhận định Mỹ vẫn đứng thứ 2 trong top thị trường xuất khẩu lớn nhất của cá tra Việt Nam nhưng từ nay tới hết năm 2019, xuất khẩu cá tra sang thị trường này khó thoát khỏi mức tăng trưởng âm và sẽ còn tiếp tục giảm trong các tháng tới. Nhiều rào cản kỹ thuật và thương mại tại thị trường này đang được dựng lên đối với nhiều nguồn cung cá thịt trắng, trong đó có cả Trung Quốc và Việt Nam.
Với EU, VASEP cho biết, trong tháng 7/2019, giá trị xuất khẩu cá tra sang thị trường Anh bắt đầu giảm và chậm lại rõ rệt. Đây là thị trường được đánh giá là tiềm năng lớn tại khu vực này với giá tốt và ưa chuộng sản phẩm cá tra chất lượng cao.
Tính đến hết tháng 7/2019, giá trị xuất khẩu cá tra sang thị trường Anh - thị trường lớn thứ 2 tại EU đạt 33,3 triệu USD, tăng 36,3%, riêng tháng 7/2019, giá trị giảm 10% so với cùng kỳ năm trước.
Cũng trong thời gian này, tháng 7/2019, giá trị xuất khẩu cá tra sang thị trường lớn nhất khu vực giảm 28,3%. Xuất khẩu cá tra sang Đức và Bỉ trong 7 tháng đầu năm nay tăng trưởng tốt, lần lượt tăng 39,6% và 32,5% so với cùng kỳ năm 2018. Nhờ giá trị xuất khẩu tăng trưởng dương ở một số thị trường đơn lẻ lớn nên tổng giá trị xuất cá tra sang EU trong 7 tháng đầu năm đạt 156,7 triệu USD, tăng 12,6%.
Ngoài ra, giá trị xuất cá tra sang ASEAN tăng 4,6%; Mexico tăng 13%; Nhật Bản tăng 7,7% nhưng xuất khẩu sang Brazil lại giảm 25,4%, Colombia giảm 18,6% so với cùng kỳ.
"Dự báo, trong nửa cuối năm, mức tăng trưởng tại các thị trường lớn tiềm năng này vẫn như nửa đầu năm", VASEP cho hay.
Giá cá tra nguyên liệu và cá tra giống tại Đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục giảm thêm do ảnh hưởng và tác động ngược từ thị trường. Giá xuất khẩu cũng giảm trong thời gian qua khiến giá trị xuất khẩu giảm.
"Sự khó khăn trong hoạt động xuất khẩu chung tại nhiều thị trường lớn trên thế giới khiến bức tranh xuất khẩu cá tra trong 7 tháng đầu năm 2019 chưa có dấu hiệu khả quan hơn và có khả năng tiếp tục trong quý tới", VASEP nhận định.
Xuất khẩu cá tra giảm tốc so với cùng kỳ
End of content
Không có tin nào tiếp theo