Các nền kinh tế mới nổi ở châu Á tiếp tục là động lực chính cho tăng trưởng toàn cầu
Tăng tốc kết hợp công nghệ 5.5G và trí tuệ nhân tạo / Mena Gourmet Market đưa nông sản Quảng Nam đến TP Hồ Chí Minh
Trong khi các nước phát triển mong muốn quay trở lại mức tăng trưởng 2%, một số nước đang phát triển ở châu Á đang thể hiện tốc độ tăng trưởng đáng ghi nhận, từ 3% đến 7%. Việc tái cơ cấu chuỗi giá trị và thương mại toàn cầu cũng phần nào mang lại những lợi ích cho một số quốc gia châu Á, trong đó có Ấn Độ, Việt Nam, Indonesia...
Theo phóng viên TTXVN tại Pháp, nếu loại trừ Trung Quốc, tỷ trọng của các nước đang phát triển trong GDP toàn cầu, chưa bao giờ cao như thế trong 10 năm qua, đạt 40%. Cùng nhau, nhóm này dự kiến sẽ đạt mức tăng trưởng kinh tế 5,3% trong năm nay, cao hơn nhiều so với mức trung bình toàn cầu là 3,2%.
Trong đó, Ấn Độ dẫn đầu với mức tăng dự kiến 7% trong năm 2024, trước khi chậm lại còn 6,5% vào năm 2025. Đất nước với 1,4 tỷ dân này đang được hưởng lợi từ nhu cầu nội địa tăng trưởng mạnh mẽ sau giai đoạn phục hồi hậu đại dịch COVID-19, cũng như các chính sách ưu đãi với đầu tư tư nhân và nước ngoài.
Tiếp đó là sự trỗi dậy của ASEAN, dự kiến sẽ đạt mức tăng trưởng kinh tế 4,5% trong năm nay do được hưởng lợi từ việc tổ chức lại các chuỗi logistics trong sản xuất công nghiệp. Theo IMF, GDP của Việt Nam dự kiến đạt 6,1% trong năm nay, thậm chí có thể đạt mức từ 6,8% đến 7% như kỳ vọng của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính. Việt Nam đã ghi nhận kết quả tăng trưởng tốt nhất trong 2 năm qua, được thúc đẩy nhờ xuất khẩu, sản xuất công nghiệp và sự gia tăng đầu tư nước ngoài.
Philippines cũng đang phát triển mạnh trong lĩnh vực dịch vụ, đặc biệt là các dịch vụ “thuê ngoài” (outsourcing). Quốc gia Đông Nam Á này đã trở thành điểm đến ưa thích của các doanh nghiệp toàn cầu, muốn triển khai các hoạt động ở nước ngoài. Một nước ASEAN khác là Malaysia, trung tâm của chuỗi cung ứng sản xuất chất bán dẫn, cũng đang tận dụng tốt làn sóng tái định vị với tốc độ gần 5% năm nay. Campuchia, quốc gia nhỏ, trẻ và đang hiện đại hóa nhanh chóng, cũng khẳng định mình qua các con số với mức tăng GDP dự kiến đạt 5,5% trong năm nay và gần 6% vào năm 2025.
Trong khi đó, ở khu vực Mỹ Latinh và Caribe, tăng trưởng dự kiến sẽ giảm từ 2,2% năm 2023 xuống 2,1% năm 2024, trước khi phục hồi lên 2,5% năm 2025. Trong đó, bất ngờ nhất đến từ Brazil khi tăng trưởng của nền kinh tế nước này dự kiến sẽ đạt 3% trong năm nay nhờ tiêu dùng tư nhân và đầu tư mạnh hơn trong nửa đầu năm. Tuy nhiên, sang năm 2025, Brazil có thể sẽ chịu ảnh hưởng từ chính sách tiền tệ thắt chặt và nguy cơ suy giảm của thị trường lao động. Dù GDP bình quân đầu người ở các nền kinh tế Nam Mỹ vẫn cao hơn các nước mới nổi ở châu Á, song khoảng cách này đang dần được thu hẹp lại. Các nước Nam Mỹ có nhiều tài nguyên thiên nhiên - khí đốt, dầu mỏ, ngũ cốc, kim loại hiếm, nhưng chỉ số của các nguồn lực này “đang đứng yên” do thiếu máy móc công nghiệp và các rào cản hành chính, cũng như bất ổn chính trị trong khu vực. Trong khi đó, các “con rồng châu Á” đang đẩy mạnh công nghiệp hóa nhanh chóng và có môi trường kinh doanh cởi mở hơn.
Cuối cùng, ở khu vực Á-Âu, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Thổ Nhĩ Kỳ dự kiến sẽ chậm lại, còn 3% trong năm nay, so với 5% năm 2023, do bị ảnh hưởng từ cuộc chiến chống siêu lạm phát đang hoành hành trong hai năm qua ở nước này. Tăng trưởng kinh tế của Nga năm 2024 được điều chỉnh tăng từ mức dự báo 3,2% hồi tháng 7 lên 3,6%, nhưng sẽ tụt xuống còn 1,3% vào năm 2025 do thiếu hụt lao động và đầu tư.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Dấu ấn 2024: Thúc đẩy hợp tác với nhiều tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới
Giá nông sản ngày 21/1/2025: Cà phê giảm nhẹ, hồ tiêu tiếp tục ổn định
Tỷ giá ngoại tệ hôm nay 21/1: Ngân hàng điều chỉnh giảm giá bán USD, tỷ giá NDT tăng nhẹ
Giá vàng nhích nhẹ sau lễ nhậm chức Tổng thống Mỹ của ông Donald Trump
Bình Dương 'khát' chung cư cao cấp
Tạp chí The Global Economics vinh danh Home Credit