Thị trường

Căn cứ để tiến hành kiểm tra đột xuất của cơ quan Quản lý thị trường

(DNVN) - Đây là nội dung đáng lưu ý được quy định tại Thông tư 35/2018/TT-BCT về nội dung, trình tự, thủ tục hoạt động kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính và biện pháp nghiệp vụ của lực lượng Quản lý thị trường.

BẢN TIN TÀI CHÍNH-KINH DOANH: Cơ hội xuất khẩu gạo sang Trung Quốc, giá vàng bất ổn / Châu Âu siết quy định về hóa chất, doanh nghiệp xuất khẩu cần chú ý

Theo đó, cơ quan Quản lý thị trường sẽ tiến hành kiểm tra đột xuất các tổ chức, cá nhân khi có các thông tin về hành vi vi phạm pháp luật hoặc dấu hiệu vi phạm pháp luật ngay đối với với các trường hợp sau:
- Văn bản của Chính phủ, Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Công Thương, UBND các cấp, Tổng cục trưởng, Cục trưởng yêu cầu kiểm tra đối với tổ chức, cá nhân cụ thể.
- Đề xuất kiểm tra bằng văn bản có đủ căn cứ về hành vi vi phạm hành chính hoặc dấu hiệu vi phạm hành chính của công chức Quản lý thị trường được giao thực hiện các biện pháp nghiệp vụ quy định tại các Điều 37, Điều 38 và Điều 39 Thông tư này.
- Thông tin tiếp nhận được trong trường hợp có căn cứ để cho rằng nếu không tiến hành kiểm tra ngay thì:
+ Tổ chức, cá nhân vi phạm sẽ bỏ trốn;
+ Tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có thể bị tẩu tán, tiêu huỷ.
(Hoặc để ngăn chặn, hạn chế kịp thời hậu quả do hành vi vi phạm pháp luật gây ra).
Ảnh minh họa. (Nguồn: Báo Vĩnh Phúc)

Ảnh minh họa. (Nguồn: Báo Vĩnh Phúc)

* Về các biện pháp nghiệp vụ:
- Quản lý theo địa bàn:
1. Đối tượng của hoạt động quản lý theo địa bàn gồm:
a) Các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thương mại trên địa bàn hoạt động của lực lượng Quản lý thị trường;
b) Địa điểm sản xuất, kinh doanh, giao nhận, kho bảo quản, dự trữ hàng hoá; bến bãi tập kết hàng hoá, cảng hàng không nội địa, cảng đường sông, đường biển, ga đường sắt, bưu cục; trung tâm thương mại, cửa hàng miễn thuế, siêu thị, chợ trên địa bàn hoạt động của lực lượng Quản lý thị trường;
c) Địa điểm sản xuất, kinh doanh, giao nhận, kho bảo quản, dự trữ hàng hoá; bến bãi tập kết hàng hoá, cảng hàng không, cảng đường sông, đường biển, ga đường sắt, bưu cục; trung tâm thương mại, cửa hàng miễn thuế, siêu thị, chợ… và các tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thương mại nằm trên địa bàn hoạt động của hải quan nhưng không thuộc đối tượng quản lý nhà nước của Hải quan theo quy định của pháp luật.
2. Việc phân công quản lý theo địa bàn do Đội trưởng Đội Quản lý thị trường quyết định bằng văn bản và giao cho một hoặc nhiều công chức thực hiện.
3. Quyết định phân công phải nêu rõ địa bàn quản lý cụ thể, danh sách công chức, các nội dung quản lý được thực hiện và chế độ báo cáo. Công chức phải ghi Sổ nhật ký công tác trước khi xuống địa bàn thực hiện nhiệm vụ.
4. Trường hợp có nhiều công chức được giao quản lý cùng một địa bàn, Đội trưởng Đội Quản lý thị trường cử một công chức làm tổ trưởng có trách nhiệm thường xuyên báo cáo hoặc tổng hợp dữ liệu thông tin về quản lý địa bàn gửi Đội trưởng Đội Quản lý thị trường theo các nội dung quy định tại khoản 1 Điều 33 Pháp lệnh Quản lý thị trường.
5. Đội trưởng Đội Quản lý thị trường chịu trách nhiệm tổng hợp, xây dựng, quản lý và sử dụng cơ sở dữ liệu thông tin về quản lý địa bàn trong phạm vi địa bàn được giao và thực hiện chế độ báo cáo theo yêu cầu của Cục trưởng Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh.
6. Cục trưởng Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh chịu trách nhiệm quản lý và sử dụng cơ sở dữ liệu thông tin về quản lý địa bàn trong phạm vi địa bàn được giao và thực hiện chế độ báo cáo theo yêu cầu của Tổng cục trưởng.
7. Tổng cục trưởng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Công Thương về hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin về quản lý địa bàn trong phạm vi cả nước.
- Thu thập, thẩm tra, xác minh thông tin
1. Đối tượng của hoạt động thu thập, thẩm tra, xác minh thông tin gồm:
a) Tổ chức, cá nhân đang được kiểm tra, thanh tra chuyên ngành của Quản lý thị trường;
b) Tổ chức, cá nhân đã bị xử lý vi phạm hành chính hoặc hình sự trong hoạt động kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thương mại có khả năng tái phạm; tổ chức, cá nhân có khả năng liên quan hoặc biểu hiện nghi vấn có hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thương mại;
c) Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm tra, thanh tra chuyên ngành và xử lý vi phạm hành chính của Quản lý thị trường.
2. Căn cứ thông tin do cơ sở cung cấp thông tin cung cấp hoặc thông tin quy định tại khoản 3 Điều 8 Thông tư này hoặc đề xuất của Đoàn kiểm tra, Đoàn thanh tra chuyên ngành, người đứng đầu cơ quan, đơn vị Quản lý thị trường quyết định bằng văn bản việc thu thập, thẩm tra, xác minh thông tin.
3. Nội dung quyết định phân công nhiệm vụ cho công chức nêu rõ các nội dung cần phải thẩm tra, xác minh thông tin, tên công chức được giao nhiệm vụ và thời gian thực hiện thẩm tra, xác minh thông tin. Quyết định phân công phải nêu rõ thời hạn thẩm tra, xác minh được thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 27 Pháp lệnh Quản lý thị trường đối với trường hợp thẩm tra, xác minh thông tin theo quy định tại khoản 2 Điều 22 Thông tư này.
4. Nội dung thông tin thu thập thẩm tra, xác minh được quy định tại Khoản 2 Điều 33 Pháp lệnh quản lý thị trường.
5. Việc thu thập thông tin, thẩm tra, xác minh có liên quan đến vụ việc kiểm tra, thanh tra chuyên ngành đang xử lý của Quản lý thị trường do thành viên Đoàn kiểm tra hoặc Đoàn thanh tra chuyên ngành thực hiện theo quy định tại Điều này.
6. Công chức được giao nhiệm vụ thu thập thông tin, thẩm tra, xác minh phải ghi đầy đủ nội dung trong Sổ nhật ký công tác trước khi thi hành nhiệm vụ.

- Hoạt động giám sát
1. Đối tượng của hoạt động giám sát gồm:
a) Tổ chức, cá nhân có dấu hiệu buôn lậu hoặc sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm, hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ;
b) Tổ chức, cá nhân có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, vi phạm pháp luật về chất lượng, đo lường, giá, an toàn thực phẩm, vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và gian lận thương mại;
c) Tổ chức, cá nhân đang thực hiện hoặc chuẩn bị thực hiện hành vi vi phạm pháp luật theo tin báo của cơ sở cung cấp thông tin.
2. Căn cứ vào báo cáo, đề xuất của công chức hoặc thông tin thu thập được hoặc tin báo của cơ sở cung cấp thông tin, người đứng đầu các Cục nghiệp vụ, Cục cấp tỉnh, Đội Quản lý thị trường quyết định bằng văn bản việc giám sát đối với tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Nội dung quyết định phân công nhiệm vụ cho công chức nêu rõ căn cứ thực hiện việc giám sát, danh sách công chức thực hiện giám sát, đối tượng giám sát hoặc địa điểm giám sát và thời gian giám sát. Nội dung giám sát theo quy định tại khoản 3 Điều 33 Pháp lệnh Quản lý thị trường.
4. Kết thúc thời gian giám sát, công chức thực hiện việc giám sát báo cáo bằng văn bản với các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Căn cứ tiến hành giám sát;
b) Họ và tên, chức vụ, đơn vị công tác của người thực hiện giám sát;
c) Tên, địa chỉ của cá nhân, tổ chức hoặc địa điểm giám sát;
d) Thời gian giám sát;
đ) Nội dung và kết quả giám sát;
e) Đề xuất, kiến nghị của người thực hiện giám sát. Trường hợp có hành vi vi phạm pháp luật hoặc dấu hiệu vi phạm pháp luật, phần đề xuất phải có các nội dung: tên, địa chỉ của cá nhân, tổ chức hoặc địa điểm đề xuất kiểm tra; nội dung đề xuất kiểm tra; thời gian đề xuất kiểm tra; hành vi vi phạm dự kiến; dự kiến số lượng và thành phần Đoàn kiểm tra; dự kiến tình huống phát sinh và biện pháp xử lý bao gồm việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn nếu có;
g) Họ tên và chữ ký của người báo cáo.
5. Công chức được giao nhiệm vụ giám sát phải ghi đầy đủ nội dung trong Sổ nhật ký công tác trước khi thi hành nhiệm vụ.
Thông tư 35/2018/TT-BCT có hiệu lực từ ngày 26/11/2018.
PV
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm