Thị trường

Căng thẳng Nga – Ukraine có thể khiến nguồn cung thực phẩm toàn cầu thiếu hụt nghiêm trọng

Đất đai của Ukraine vốn rất màu mỡ, cung cấp khoảng 10% tổng sản phẩm lúa mì toàn cầu, 14% và khoảng một nửa trong tổng sản lượng dầu hướng dương của thế giới.

Xăng dầu đồng loạt quay đầu giảm giá sau chuỗi ngày tăng mạnh / Giá xăng có thể giảm hơn 1.000 đồng/lít từ ngày 21/3

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa


Nông dân Ukraine có tên Igor Borisov có 2.000 tấn ngô từ vụ mùa thu đang mắc kẹt trong khu vực gần với nơi đóng quân của quân đội Nga. Cũng giống như nhiều nông dân khác tại Ukraine, vụ mùa năm nay của ông hỏng hoàn toàn.

Theo Wall Street Journal, những nỗi lo lắng toàn cầu liên quan đến việc Nga sẽ đẩy cao căng thẳng với Ukraine gây xáo trộn, tổn thất cho vụ mùa tại Ukraine cuối cùng đã trở thành sự thật. Tình trạng này sẽ ảnh hưởng dây chuyền đến nhiều nước phụ thuộc vào Ukraine để có nguồn cung lúa mì, ngô và dầu ăn.

Hiện tại, lúa mì đã gieo trồng rồi, và ngoài ra cũng chỉ còn vài tuần nữa đến mùa trồng ngô, nông dân tại Ukraine hiện đang không có đủ thuốc trừ sâu và các loại chất hóa học cần thiết. Họ cũng không có đủ nhiên liệu chạy máy cày và nhiều trang thiết bị nông nghiệp khác. Người nông dân bị buộc phải ngừng làm nông nghiệp để phục vụ cho đất nước hoặc rời khỏi Ukraine, chính vì vậy nhân lực ngành nông nghiệp thiếu trầm trọng.

Cũng theo ông Borisov, ông và nhiều người nông dân khác cần khởi động vụ mùa trồng ngô, hoa hướng dương và nhiều loại nông sản khác trong tháng 4 và tháng 5/2022, giờ đây, khả năng này đang trở nên khó khăn hơn, tác động của nó lên nguồn cung và giá cả thực phẩm sẽ trở nên rõ ràng hơn trên toàn thế giới.

"Chúng tôi hy vọng chúng tôi sẽ có thể làm được nông nghiệp và chúng tôi muốn làm điều đó, tuy nhiên tình hình rất khó đoán", ông Borisov phân tích.

 

Đất đai của Ukraine vốn rất màu mỡ, cung cấp khoảng 10% tổng sản phẩm lúa mì toàn cầu, 14% và khoảng một nửa trong tổng sản lượng dầu hướng dương của thế giới, theo tính toán của Bộ Nông nghiệp Mỹ. Trong vòng 3 tuần, căng thẳng Ukraine đã gây gián đoạn ngành nông nghiệp nước này, gây ra tình trạng giá cả tăng cao cũng như nhiều khả năng gây thiếu hụt trên toàn cầu. Rất nhiều hàng xuất khẩu của Ukraine hướng đến các nền kinh tế đang phát triển mà từ trước đó đã chật vật với tình trạng lạm phát giá thực phẩm tăng cao.

Nông trại của ông Borisov gần với biên giới Nga – Ukraine, khu vực này chịu ảnh hưởng nặng nề từ các cuộc giao tranh.

Ngay cả nếu căng thẳng Nga – Ukraine chấm dứt ngay lập tức, các nông trại của ông Borisov cũng sẽ vẫn chật vật mới khôi phục được công việc kinh doanh. Các máy móc thiết bị nông nghiệp đều đã bị phá hủy. Nhiều người lao động trong ngành nông nghiệp đã rời bỏ công việc để gia nhập quân đội.

Ukraine là nước xuất khẩu lớn thứ 4 thế giới các sản phẩm ngô và lúa mì, 85% các sản phẩm nông sản xuất khẩu đi bằng đường biển. Khi mà các cảng của đất nước đều đang bị đóng cửa, Ukraine đang cố gắng điều hướng nhiều sản phẩm xuất khẩu qua biên giới phương Tây. Khoảng 25 cho đến 30% xuất khẩu nông sản của Ukraine hiện đang đi qua hướng Romania, Ba Lan và Slovalia bằng đường tàu cũng như nhiều hệ thống cảng khác.

Tất nhiên cách làm này mang đến giải pháp, tuy nhiên nó không triệt để. Hệ thống đường sắt của Ukraine không thể xử lý được lượng hàng hóa lớn như các cảng, ngũ cốc cần phải chuyển đến các chuyến tàu khác nhau tại biên giới bởi hệ thống tàu thời Xô Viết của Ukraine sử dụng hệ thống đường ray khác với Liên minh châu Âu (EU). Việc phải chuyển hướng như thế này không khỏi khiến cho chi phí hàng hóa tăng thêm từ 10 đến 15%.

 

Cuộc chiến tại Ukraine hiện đang đẩy tăng mạnh giá thực phẩm toàn cầu vốn đã ở mức rất cao trong nhiều thập kỷ, chủ yếu do nhiều vấn đề còn tồn tại của chuỗi cung ứng. Giá bột mì đã tăng 42% trong năm nay còn giá ngô tăng 27%.

Tình trạng không thể đưa được các sản phẩm nông nghiệp ra khỏi khu vực Biển Đen còn đang khiến cho triển vọng nguồn cung thực phẩm trở nên tồi tệ hơn. JPMorgan Chase ước tính sản lượng của Nga trong tuần thứ 2 của tháng 3/2022 giảm đến 60% so với cùng kỳ năm trước.

Ngũ cốc được sử dụng làm thức ăn chăn nuôi và tình trạng gián đoạn nguồn cung đã gây tổn hại đến ngành thịt thế giới. "Chúng ta đang chứng kiến giá sữa và thịt tăng rất cao, và đáng tiếc điều này không chỉ diễn ra trong ngắn hạn", giáo sư kiêm chuyên gia về chuỗi cung ứng thực phẩm quốc tế tại đại học Queens – ông Chris Elliott phân tích.

Trong vòng 2 thập kỷ gần nhất, hoạt động thương mại lúa mì của thế giới đã tăng gần gấp đôi, một phần bởi xuất khẩu của Nga và Ukraine tăng, theo Hệ thống Thông tin Nông nghiệp, sáng kiến về chính sách thực phẩm toàn cầu của nhóm G20. 15 năm trước đây, xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine chỉ bằng chưa đầy 7% của tổng sản lượng nước này năm 2020.

Ước tính khoảng 25 quốc gia trên thế giới hiện đang mua nông sản từ 2 quốc gia này, tính toán của AMIS cho hay. Giám đốc dự án tại AMIS, ông Denis Drechsler, phân tích: "Rõ ràng rằng nhiều nước phụ thuộc vào hai nước này để có nguồn cung lúa mì".

 

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm