Thị trường

Câu chuyện đáng suy ngẫm về cổ phiếu “vua cá tra”

Trong vòng hơn 1 tháng, cổ phiếu HVG của “vua cá tra” Dương Ngọc Minh trong hầu hết các phiên chỉ giao dịch ở hai trạng thái “lên voi - xuống chó” (tăng kịch trần và giảm kịch sàn).

Chuyển hộ kinh doanh thành doanh nghiệp: Khó ở thuế / ‘Tỉ giá đang có lợi cho người giữ tiền Việt Nam’

cau chuyen dang suy ngam ve co phieu “vua ca tra” hinh anh 1

Cổ phiếu HVG của "vua cá tra" Dương Ngọc Minh được giới chuyên gia đánh giá là đang bị "đội lái" đánh lên thời gian qua (Ảnh: IT)

Từ tháng 9, cổ phiếu HVG (Công ty CP Hùng Vương; HoSE: HVG) bắt đầu của chuỗi ngày tăng trần, từ mức giá 3.410 đồng/CP (phiên giao dịch ngày 4.9), cổ phiếu HVG liên tục có 9 phiên tăng (gồm 5 phiên tăng trần) lên mức giá 5.490 đồng/CP; sau đó cổ phiếu HVG quay đầu giảm 2 phiên và bắt đầu phiên tăng liên tục tới 11 phiên (gồm 6 phiên tăng trần) lên mức giá 8.800 đồng/CP.

Sau khi đạt mức “đỉnh” 8.800 đồng/CP vào ngày 5.10, cổ phiếu HVG bắt đầu bị... bán tháo khi có tới 7 phiên đỏ sàn (gồm 6 phiên giảm kịch sàn) về mức giá 5.460 đồng/CP, trước khi tiếp tục quay đầu tăng trần 2 phiên liên tiếp gần đây.

Tình trạng giao dịch này khiến nhà đầu tư trung thành của Thủy sản Hùng Vương rơi vào tình trạng... “đi cũng dở, ở không xong”.

Nói về hiện tượng có phần bất thường của cổ phiếu HVG, ông Trần Bá Duy, chuyên gia phân tích chứng khoán của Công ty Chứng khoán VnDirect, cho rằng, HVG tăng trần là vì nhà đầu tư kỳ vọng mã cổ phiếu này sẽ được hưởng lợi từ cuộc chiến tranh thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ, cuộc chiến này sẽ tạo ra khoảng trống cho ngành thủy sản của Việt Nam thâm nhập thị trường Mỹ. Chưa kể, sắp tới Việt Nam tham gia được Hiệp định EU thì một số dòng cổ phiếu thủy sản, dệt may... cũng có cơ hội hồi sinh.

“Trở lại câu chuyện của HVG, thời gian qua mã này tăng từ hơn 3 nghìn mấy lên gần 9 nghìn đồng/CP (tăng gần gấp 3 lần), việc giá tăng quá nhanh trong khi nội tại của doanh nghiệp không phản ánh kịp sẽ dẫn đến tình trạng chốt lời mạnh. Thực tế, khi HVG tới gần vùng giá 9.000 đồng/CP thì phản ánh trên sàn giao dịch cho thấy HVG bị chốt lời mạnh và khi HVG về vùng giá mà nhà đầu tư thấy hấp dẫn (vùng giá 5.000 đồng/CP), thì người ta lại “đánh” lên tiếp nhưng chắc chắn sự đi lên lại của đợt sau này sẽ không mạnh bằng đợt trước nữa”, ông Duy nói.

 

Cũng theo ông Trần Bá Duy, nhà đầu tư nếu ôm mã này thì nên canh 1, 2 phiên nữa nếu có tăng thì bán ra vì đa số mấy mã penny như này thì do “đội lái” đánh, nếu đạt được kỳ vọng lợi nhuận của mình rồi thì nên ra chứ không nên kỳ vọng quá cao.

“Nói thật, nhà đầu tư đang kỳ vọng vào ngành thủy sản, nhưng theo tôi nếu đánh vào ngành thủy sản thì nên chọn những mã đầu ngành như VHC (Vĩnh Hoàn), MPC (Minh Phú)... chứ HVG thì đang nợ nhiều quá, chẳng biết kế hoạch trả nợ của DN này thế nào nên rất dễ rủi ro”, ông Duy nói thêm.

cau chuyen dang suy ngam ve co phieu “vua ca tra” hinh anh 2

Cổ phiếu HVG liên tục "lên voi - xuống chó" (tăng kịch trần - giảm kịch sàn) trong vòng hơn 1 tháng qua

Ở một góc độ khác, ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn PAN, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty CP Chứng khoán Sài Gòn (SSI), trong một cuộc trò chuyện với báo chí gần đây cho biết: "Tại sao tôi chọn Sao Ta (Công ty CP Thực phẩm Sao Ta, HoSE: FMC)? Mặc dù Sao Ta nếu so về doanh số xuất khẩu thì chỉ đứng thứ 3 trong ngành tôm nhưng lại là một DN từ khi thành lập đến giờ không có một scandal với bất kỳ một khách hàng nào và phát triển bền vững; gia đình lại có 2 anh em là Anh hùng Lao động nên doanh nghiệp cứ từng bước đi lên. Ở đây tôi muốn nói là về góc độ văn hóa doanh nghiệp, khi tôi muốn chọn một DN để M&A nào đó thì tôi sẽ ưu tiên chọn DN có “style” giống mình, tức là phải minh bạch thì mới cùng nhau phát triển bền vững được".

 

Theo ông Hưng, nếu muốn mua Hùng Vương thì chỉ cần 700 - 800 tỷ đồng là có thể mua được trên 50%, thậm chí ít tiền hơn, có thể mua được hết Hùng Vương. "Sau khi mua rồi thì tôi có thể nói anh Minh làm theo ý tôi nhưng quan trọng là cái văn hóa từ khi thành lập đến giờ, 20-30 năm rồi nó vẫn vậy nên không thể thay đổi được, làm sao có thể cử người xuống vì chắc chắn sẽ không ai nghe, bản thân DN được M&A phải có cái nền giống giống nhau, rồi khi ngồi với nhau thì công việc nó mới chạy được", ông Hưng thành thật.

Ông Hưng cho biết thêm,nếu làm mới, có thể đào tạo được 1, 2 người nhưng nếu đào tạo cả team thì không dễ, đào tạo cả người xuống làm với nông dân cũng không dễ, có thể mất 20 năm hoặc hơn. "Cho nên sẽ không thể nào thành công. Vì vậy tôi chọn Sao Ta, chọn ABT (thủy sản Bến Tre) mà không chọn Hùng Vương, dù anh Minh là bạn thân của tôi".

“Anh Minh (Hùng Vương) là đỉnh cao của người yêu nghề, rất giỏi nhưng anh Minh luôn luôn muốn... “tiêu diệt” đối thủ, kể cả đối thủ cùng là người Việt. Thế nên, anh cứ phá giá, rồi luôn luôn áp dụng kiểu “du kích”, mày khóa công ty này của anh thì anh lại về Việt Nam kiếm công ty khác mà thuế đang thấp, mua lại công ty đó rồi lại xuất khẩu qua công ty đó, liên tục chính sách đó mà không chịu xây dựng, thế sao thành công được...”, ông Hưng thẳng thắn.

Theo danviet.vn
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm