Rà soát, đẩy mạnh cắt giảm điều kiện kinh doanh
BẢN TIN TÀI CHÍNH-KINH DOANH: Thị trường quà 20/10 sôi động, Tiền Giang trúng đậm mùa mít Thái / BẢN TIN TÀI CHÍNH-KINH DOANH: Xuất khẩu đạt kỷ lục, cơ hội phát triển ngành rau quả Việt
Sau hơn hai tháng so với hạn cuối cùng ngày 15/8, mới có 1.517 trong tổng số 6.191 ĐKKD (khoảng 24,5%) và 1.700 trong tổng số 9.926 dòng hàng (khoảng 17%) được cắt giảm. Điều này đòi hỏi nỗ lực và quyết tâm hơn nữa của các bộ, ngành nhằm tăng cường hiệu quả quản lý, hỗ trợ tăng trưởng.
Chưa đạt mục tiêu
Thời gian qua, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng, một số bộ, ngành đã tập trung cải cách thủ tục hành chính, cắt giảm điều kiện, thủ tục kinh doanh và đạt hiệu quả tích cực. Điển hình như Bộ Y tế đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 15/2018/NĐ-CP thay thế Nghị định số 38/2012/NĐ-CP, tạo thay đổi rất lớn trong kiểm tra an toàn thực phẩm; Bộ Công thương tiên phong cắt giảm 675 ĐKKD, ban hành các nghị định về kinh doanh gas, gạo,... được cộng đồng doanh nghiệp (DN) ghi nhận.
Cùng với đó là các cải cách về thuế, hải quan; chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm, áp dụng quản lý rủi ro... trong KTCN. Theo ghi nhận từ tổ công tác của Thủ tướng, có bảy bộ đã đạt hoặc vượt chỉ tiêu được Chính phủ giao về cắt giảm ĐKKD, bao gồm các bộ: Công thương; Lao động - Thương binh và Xã hội; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Xây dựng; Tài nguyên và Môi trường; Giáo dục và Đào tạo; Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều bộ thiếu quyết liệt dẫn đến chưa đạt mục tiêu cắt giảm 50% như: Bộ Thông tin và Truyền thông mới cắt giảm 26 trong tổng số 385 điều kiện, Bộ Giao thông vận tải 109 trong tổng số 570 điều kiện, Bộ Tư pháp 7 trong tổng số 94 điều kiện,...
Giải quyết thủ tục hành chính cho doanh nghiệp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và giải quyết thủ tục hành chính Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội. Ảnh: Minh Hà
Báo cáo của Tổng cục Hải quan cho thấy, KTCN vẫn thực hiện chủ yếu bằng phương thức thủ công, chưa áp dụng rộng rãi phương pháp quản lý rủi ro, công nhận kết quả kiểm tra trong việc phân tích, đánh giá thông tin về DN, dẫn đến kiểm tra nhiều, trùng lặp, cùng một mặt hàng, hãng sản xuất, nhưng lần nào DN cũng bị kiểm tra. Mặt khác, tần suất kiểm tra tuy nhiều nhưng tỷ lệ phát hiện hàng hóa không đạt chất lượng rất thấp, chiếm khoảng 0,06%. Kết quả này thể hiện phương pháp kiểm tra như hiện nay chưa hiệu quả, kéo dài thời gian thông quan hàng hóa, gây tăng chi phí cả chính thức và không chính thức cho DN. Đơn cử, tổng chi phí để hoàn tất thủ tục KTCN đối với một mẫu tủ lạnh khoảng 70 triệu đồng (không bao gồm giá trị mẫu bị phá hủy); phí kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi tại Tổng cục Thủy sản khoảng 40 đến 50 triệu đồng cho lô hàng từ 60 đến 70 tấn...
Đi vào thực chất
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, báo cáo của các bộ, nhiều nơi đã đạt hoặc vượt chỉ tiêu cắt giảm 50% số ĐKKD. Tuy nhiên, nội dung cắt giảm cũng như hiệu quả cắt giảm là vấn đề cần tiếp tục thảo luận. Thực tế, vẫn còn những ĐKKD không phù hợp, không cần thiết, không đạt hiệu quả quản lý. Các ĐKKD được ẩn dưới quy định “thực hiện theo quy định của Bộ quản lý” chưa được cắt bỏ. Cá biệt, một số nội dung thay đổi thực hiện mang tính hình thức hơn là mục tiêu vì cải cách, vì DN. Thậm chí, có tình trạng các dự thảo nghị định sửa đổi riêng từng nghị định và có bổ sung thêm ĐKKD mới.
TS Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Nghiên cứu quản lý kinh tế T.Ư (CIEM) cho rằng, cộng đồng DN đang rất kỳ vọng vào nỗ lực cải cách của Chính phủ, nhưng cũng có phần lo lắng, nghi ngờ là có làm thật không, có làm được không. Thực tế, nhiều điều kiện được cắt bỏ hoặc đơn giản hóa, nhưng không tạo được tác động tích cực đến DN. DN không được hưởng lợi vì còn phụ thuộc vào việc thực thi ở cấp dưới. Công cuộc cải cách cần được thực hiện liên tục, thường xuyên trong thời gian tới. Sau ngày 30/10, hạn cuối cùng để các bộ, ngành hoàn thành dự thảo trình Chính phủ ban hành nghị định cắt giảm các ĐKKD, thủ tục, CIEM sẽ tập trung đánh giá, rà soát về những mặt được, chưa được, góp phần nhận rõ việc cắt giảm có thực chất hay không? các điều kiện được cắt giảm có “núp bóng” trong các thông tư, nghị định hay không? Đồng thời, sẽ công bố rộng rãi để DN và người dân biết, cũng như tạo cơ sở để Chính phủ tiếp tục cải cách.
Cắt giảm ĐKKD, cải cách thủ tục hành chính là nhiệm vụ rất quan trọng và phải đi vào thực chất hơn, góp phần tạo nên sức bật đối với phát triển kinh tế - xã hội. Thời gian đến hạn cuối ngày 30/10 không còn nhiều, do đó các bộ, ngành cần tập trung, quyết tâm mạnh mẽ để hoàn thành việc cắt giảm ĐKKD. Đặc biệt tại kỳ họp Quốc hội tới đây, Chính phủ sẽ báo cáo Quốc hội đầy đủ, thực chất về kết quả cải cách thủ tục hành chính, cắt giảm ĐKKD và đây cũng là thước đo quan trọng đánh giá hiệu quả công tác cũng như uy tín của các bộ, ngành trong nỗ lực hỗ trợ người dân, DN phát triển bền vững.
Năm 2017, thời gian thông quan trực tiếp tại cửa khẩu của Việt Nam đối với hàng xuất khẩu giảm từ 58 xuống 55 giờ; đối với hàng nhập khẩu giảm từ 62 xuống 56 giờ. Chi phí thông quan trực tiếp tại cửa khẩu cho một lô hàng giảm 19 USD. Ước tính, với hơn 11 triệu tờ khai của năm 2017, DN tiết kiệm được hơn 200 triệu USD cho thủ tục thông quan, hơn 16 triệu giờ lưu kho đối với hàng xuất khẩu và hơn 34 triệu giờ lưu kho bãi đối với hàng nhập khẩu. Nhờ đó, hai năm gần đây, Việt Nam luôn giữ vững vị trí trong bốn quốc gia có chỉ số giao lưu hàng hóa qua biên giới đứng đầu khu vực ASEAN. |
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Cam kết những giá trị bền vững dẫn lối cho sự phát triển của Masterise
Bước đệm cho tăng trưởng từ giảm 2% thuế VAT
VCCI kiến nghị lập cơ quan độc lập đốc thúc giải quyết vướng mắc, bất cập
Doanh nghiệp cần có chiến lược cạnh tranh để tham gia chuỗi liên kết FDI
Giá heo hơi ngày 26/12/2024: Biến động trái chiều trên cả nước, mức cao nhất 69.000 đồng/kg
Giá nông sản ngày 26/12/2024: Cà phê và hồ tiêu tiếp tục giữ ở mức cao