Châu Mỹ hấp dẫn doanh nghiệp xuất khẩu
Vay vốn kinh doanh bất động sản trên địa bàn nông thôn / Vải thiều xuất khẩu quyết tâm nâng chuẩn, từng bước chinh phục thị trường Trung Quốc
Ngày 28/5, tại TPHCM, Tổng cục Hải quan phối hợp với Báo Hải quan tổ chức tọa đàm “Chính sách thuế và hải quan khi thực hiện CPTPP”.
Thông tin từ các bộ, ngành, sau khi Việt Nam tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), thị trường Châu Mỹ trở nên hấp dẫn các doanh nghiệp xuất khẩu.
Lầnđầu tiên có 3 quốc gia (trong số 11 quốc gia thành viên CPTPP) thuộc khu vực châu Mỹ gồm Canada, Mexico, Peru, có quan hệ FTA với Việt Nam. Các nước này cam kết cắt giảm tỷ lệ thuế quan cho hàng hóa Việt Nam với tỷ lệ rất cao ngay khi CPTPP có hiệu lực. Chẳng hạn, Canada cắt giảm tới 95%, Peru 81%, Mexico 77%.
Theo ông Trần Văn Công, Phó Cục trưởng, Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn), đối với mặt hàng thủy sản, Canada xóa bỏ ngay thuế quan đối với các sản phẩm thủy sản, đặc biệt các sản phẩm chủ lực của Việt Nam. Cụ thể gồm: Cá tra (tươi, ướp lạnh, phile, chế biến), tôm, cá hồi (tươi, ướp lạnh, phile, chế biến), cá ngừ, cá kiếm, cua, mực; các sản phẩm nông sản như chè xanh, chè đen, tiêu, điều, rau hoa quả…
Cụ thể, thứ nhất, loại bỏ và cắt giảm thuế quan mạnh mẽ. Theo Hiệp định, các nước CPTPP cam kết xóa bỏ từ 97% đến 100% các dòng thuế đối với hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam đáp ứng quy tắc xuất xứ theo quy định của CPTPP (tùy theo cam kết của từng nước).
Điều đó có nghĩa là hàng hóa Việt Nam xuất khẩu vào các nước thành viên sẽ được miễn, giảm thuế tương ứng cam kết. Ngược lại, Việt Nam cũng cam kết loại bỏ thuế quan lên 86,5% các dòng thuế đối với hàng hóa nhập khẩu từ các nước thành viên trong vòng 3 năm, tuy nhiên vẫn duy trì hạn ngạch thuế quan đối với một số mặt hàng như đường, trứng, muối và ô tô đã qua sử dụng.
Thứ hai, quy tắc xuất xứ tiên tiến. CPTPP được thừa hưởng các quy tắc xuất xứ và thủ tục xuất xứ tiên tiến từ Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương(TPP). Cụ thể, các quy tắc xuất xứ CPTPP khuyến khích sự hội nhập sản xuất của các quốc gia thành viên và thúc đẩy hình thành chuỗi cung ứng hoàn chỉnh giữa các quốc gia thành viên.
Thứ ba, thủ tục chứng nhận xuất xứ được đơn giản hóa. Lần đầu tiên Việt Nam tham gia vào một Hiệp định thương mại tự do mà xuất xứ hàng hóa có thể được nhà sản xuất, nhà xuất khẩu hoặc nhà nhập khẩu tự chứng nhận.
Theo truyền thống, Giấy chứng nhận xuất xứ phải được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu hoặc nước sản xuất ra hàng hóa. Với CPTPP có cách tiếp cận đơn giản hơn, trong đó các nhà nhập khẩu được phép chứng nhận xuất xứ cho hàng hóa mà họ nhập khẩu trên cơ sở thông tin hàng hóa do nhà sản xuất hoặc xuất khẩu cung cấp.
Tuy nhiên, chứng nhận xuất xứ của nhà nhập khẩu sẽ không được áp dụng cho hàng nhập khẩu vào Việt Nam tối đa 5 năm sau khi CPTPP có hiệu lực. Đây là một cách tiếp cận thận trọng được thiết kế để bảo vệ sản xuất trong nước và chống lại tình trạng sử dụng Giấy chứng nhận xuất xứ giả trong thời gian Việt Nam đang hoàn thiện hệ thống pháp luật và nâng cao năng lực cho các cơ quan quản lý nhà nước.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng ngày 23/1/2025: Chạm đỉnh cao nhất hơn 11 tuần qua
Việt Nam đứng thứ ba về xuất khẩu gạo sang Singapore
Giá nông sản ngày 23/1/2025: Cà phê tăng vọt, hồ tiêu nhích nhẹ
Giá ngoại tệ ngày 23/1/2025: USD phục hồi nhẹ sau chuỗi ngày giảm
Giá heo hơi ngày 23/1/2025: Ổn định trên toàn quốc dịp cận Tết
Thales tiếp tục cung cấp dịch vụ bảo trì cho đội bay của Vietnam Airlines