Thị trường

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 2 tăng gần 4% do Tết Nguyên đán

DNVN - Theo Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tháng 2 là tháng có Tết Nguyên đán Giáp Thìn nên nhu cầu mua sắm hàng hóa và dịch vụ của người dân tăng cao. Đây là nguyên nhân khiến chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 1,04% so với tháng trước; tăng 1,35% so với tháng 12/2023 và tăng 3,98% so với cùng kỳ năm 2023.

Năm 2021, chỉ số giá tiêu dùng của TP Hồ Chí Minh tăng 2,36% / Hà Nội: Chịu tác động mạnh từ việc xăng dầu tăng giá, chỉ số giá tiêu dùng tháng 3 tăng

Tổng cục Thống kê cho biết, tháng 2 là tháng có Tết Nguyên đán Giáp Thìn nên nhu cầu mua sắm hàng hóa và dịch vụ của người dân tăng cao. Đây là nguyên nhân khiến chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 1,04% so với tháng trước; tăng 1,35% so với tháng 12/2023 và tăng 3,98% so với cùng kỳ năm 2023.

Bình quân 2 tháng đầu năm, CPI tăng 3,67% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 2,84%. So với tháng trước, CPI tăng 1,04% (khu vực thành thị tăng 0,98%; khu vực nông thôn tăng 1,09%). Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính, có 9 nhóm hàng tăng giá, 2 nhóm hàng giảm giá.

Các nhóm hàng có chỉ số giá tháng 2 tăng so với cùng kỳ năm trước bao gồm: nhóm giáo dục tăng cao nhất (với 8,55% do trong năm học 2023-2024 một số tỉnh, thành phố đã tăng mức học phí); nhóm thuốc và dịch vụ y tế; nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng; nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống; nhóm đồ uống và thuốc lá; nhóm giao thông; nhóm văn hóa, giải trí và du lịch.

Nhóm mặt hàng phục vụ lễ Tết tăng giá tác động một phần tới chỉ số CPI tháng 2.

Riêng chỉ số giá nhóm bưu chính, viễn thông giảm 1,48% so với cùng kỳ năm trước do giá điện thoại thế hệ cũ giảm.

Chỉ số giá nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,78% so với tháng trước, tác động làm CPI chung tăng 0,03 điểm phần trăm. Chủ yếu tăng giá ở một số nhóm mặt hàng dịch vụ cắt tóc, gội đầu, dịch vụ chăm sóc cá nhân, dịch vụ về cưới hỏi và dịch vụ lễ Tết.


Hà Anh
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm