Thị trường

Chiến lược thu hút đầu tư mới thành phố Đà Nẵng

(DNVN) - Phóng viên Doanh nghiệp Việt Nam phỏng vấn ông Trần Văn Sơn - Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Đà Nẵng về chiến lược thu hút đầu tư mới của Thành phố Đà Nẵng.

Làm cách nào để huy động được 60 tỷ USD nhàn rỗi trong dân? / Chính thức ‘cởi trói’ cho xuất khẩu gạo

Ông Trần Văn Sơn - Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Đà Nẵng trong cuộc phỏng vấn với phóng viên Tạp chí Điện tử DNVN.

Ông Trần Văn Sơn - Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Đà Nẵng trong cuộc phỏng vấn với phóng viên Tạp chí Điện tử DNVN.

Phóng viên: Với mục tiêu phát triển thành phố Đà Nẵng đến năm 2020 của thành phố là: Xây dựng Đà Nẵng trở thành thành phố cấp quốc gia, hiện đại, năng động, sáng tạo, thông minh, phát triển theo hướng kinh tế tri thức; là trung tâm khởi nghiệp - đổi mới - sáng tạo có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển vùng, thật sự là trung tâm kinh tế đóng vai trò động lực tăng trưởng và phát triển của vùng duyên hải miền Trung - Tây Nguyên. Thành phố đã đề ra các định hướng phát triển các ngành, lĩnh vực, tập trung vào phát triển các ngành dịch vụ và phát triển giao thông đô thị đến năm 2020 như sau:

Ông Trần Văn Sơn: Với mục tiêu phát triển thành phố Đà Nẵng đến năm 2020 của thành phố là: Xây dựng Đà Nẵng trở thành thành phố cấp quốc gia, hiện đại, năng động, sáng tạo, thông minh, phát triển theo hướng kinh tế tri thức; là trung tâm khởi nghiệp - đổi mới - sáng tạo có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển vùng, thật sự là trung tâm kinh tế đóng vai trò động lực tăng trưởng và phát triển của vùng duyên hải miền Trung - Tây Nguyên. Thành phố đã đề ra các định hướng phát triển các ngành, lĩnh vực, tập trung vào phát triển các ngành dịch vụ và phát triển giao thông đô thị đến năm 2020 như sau:Các ngành dịch vụ: Phát triển dịch vụ du lịch gắn với bất động sản nghỉ dưỡng; bao gồm việc nghiên cứu quy hoạch phát triển khu vực Vịnh Đà Nẵng với kiến trúc và dịch vụ đặc sắc tạo điểm nhấn và điểm dổi mới cho các nhà đầu tư Đà Nẵng; Phát triển cảng biển, hàng không gắn với dịch vụ logistics; Duy trì phát triển hài hòa các hoạt động thương mại, tài chính – ngân hàng, kinh doanh bất động sản, thông tin và truyền thông đáp ứng nhu cầu đa dạng trong sản xuất kinh doanh và đời sống xã hội. Nâng cao chất lượng dịch vụ, sản phẩm phục vụ du lịch.

Du lịch: Định hướng xây dựng vùng du lịch có thương hiệu, hấp dẫn và có sức cạnh tranh cao trong khu vực – dịch vụ đa dạng với chất lượng cao, môi trường trong lành, con người thân thiện và xã hội văn minh, bằng 3 nhóm sản phẩm du lịch chính: Du lịch biển với các mô hình nghỉ dưỡng đa dạng; du lịch MICE thúc đẩy bới việc tổ chức sự kiện quốc tế và môi trường kinh doanh có năng lực cạnh tranh cao và du lịch sinh thái, tìm hiểu lịch sử, văn hóa vùng và 4 trọng tâm đầu tư du lịch chính:(1)Sơn Trà thành khu du lịch sinh thái cao cấp; gắn kết du lịch với bảo tồn thiên nhiên, sự đa dạng sinh học; (2) Vịnh Đà Nẵng thành “đô thị biển” mang tính chất độc đáo, tạo nên điểm nhấn về kiến trúc và dịch vụ; (3) Khu trung tâm TP (downtown), phố mua sắm và nhà hàng truyền thống và (4) Các dự án vui chơi, giải trí, điểm du lịch ngoại vi và liên kết vùng.

 

Dịch vụ logistics: Hướng đến hình thành chuỗi cung ứng dịch vụ logistics tại miền Trung, trong đó lấy thành phố Đà Nẵng là trung tâm logistics với hệ thống các cảng biển (Tiên Sa, Liên Chiểu) và Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng là cửa ngõ giao nhận, vận chuyển với các địa phương, với các quốc gia trong khu vực ASEAN và quốc tế.

Thương mại và các lĩnh vực dịch vụ khác: Tiếp tục khuyến khích hình thành các trung tâm thương mại lớn, trong đó tập trung thu hút đầu tư xây dựng 01 - 02 trung tâm mua sắm quốc tế (mô hình shopping mall) phục vụ khách du lịch gắn với phát triển dịch vụ logistics (đóng gói hàng hóa, làm thủ tục chuyến bay tại chỗ, hoàn thuế VAT…) và phát triển các nhà hàng ẩm thực đặc trưng miền Trung, Việt Nam và quốc tế. Kêu gọi xã hội hóa đầu tư theo hình thức PPP để hình thành Quảng trường trung tâm thành phố (bao gồm cả dự án cải tạo chợ Hàn) tạo điểm nhấn kiến trúc và khớpnối với các trung tâm mua sắm, phố đi bộ….Khuyến khích doanh nghiệp phát triển mạnh các chuỗi siêu thị mini, siêu thị bán lẻ, cửa hàng tự chọn ở các khu công nghiệp, khu chung cư, vùng ven đô. Ưu tiên hệ thống chuỗi bán lẻ trong nước như Coopmart, Vinmart, Fivimart,...

Công nghiệp - xây dựng: Chú trọng quy hoạch phát triển công nghiệp sạch, không để xung đột các mục tiêu giữa phát triển công nghiệp và du lịch. Thúc đẩy nghiên cứu phát triển, đổi mới công nghệ, tập trung phát triển các dự án công nghiệp sạch, phù hợp với thế mạnh của thành phố. Đẩy mạnh phát triển các khu, cụm công nghiệp theo hướng khu công nghiệp sinh thái; chú trọng phân khu chức năng để tạo điều kiện hình thành các cụm liên kết ngành, hướng tới gia nhập các chuỗi cung ứng toàn cầu; Tiếp tục rà soát, có cơ chế chính sách khuyến khích hơn nữa trong thu hút đầu tư, nhất là các dự án FDI từ các tập đoàn xuyên quốc gia, đa quốc gia thuộc top 500 của thế giới. Ứng dụng công nghệ thông tin trong sản xuất kinh doanh; tạo lập cơ chế cho sự liên kết chặt chẽ, thường xuyên hơn giữa doanh nghiệp kinh doanh với các doanh nghiệp công nghệ thông tin.

Định hướng phát triển giao thông Giao thông đối ngoại: Di dời Ga đường sắt Đà Nẵng ra khỏi trung tâm thành phố và tuyến đường sắt mới gắn với dự án xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam. Nâng cấp tuyến Quốc lộ 14B; tuyến đường hành lang kinh tế Đông Tây 2 (quốc lộ 14D); mở rộng tuyến Quốc lộ 14G; tiếp tục đầu tư hoàn thiện đường vành đai phía Tây; tuyến đường trục I Tây Bắc; đường và cầu qua sông Cổ Cò; tuyến đường quy hoạch dọc theo tuyến đường sắt mới. Sớm triển khai xây dựng Cảng Liên Chiểu thành cảng loại IA theo quy hoạch hệ thống cảng biển quốc gia. Chuyển đổi Cảng Tiên Sa thành cảng du lịch quốc tế. Sớm hoàn thành các dự án đường bộ kết nối khu vực: tuyến cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, Đà Nẵng - Quảng Trị (trước mắt đoạn La Sơn - Túy Loan). Phối hợp đề xuất xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao qua vùng kinh tế trọng điểm (KTTĐ) miền Trung (Huế - Đà Nẵng - Quy Nhơn), xây dựng hầm đường sắt qua đèo Hải Vân, nghiên cứu phương án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Đà Nẵng - Kon Tum thuộc tuyến đường sắt Tây Nguyên từ Đà Nẵng - Kon Tum - Đắk Lắk - Buôn Ma Thuột - Chơn Thành đến thành phố Hồ Chí Minh. Kết nối Đà Nẵng - Hội An theo tuyến sông Hàn - Cẩm Lệ - Cổ Cò và tuyến biển Liên Chiểu - Cù Lao Chàm để phục vụ du lịch. Tiếp tục đầu tư mở rộng, nâng cao khả năng khai thác cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng công suất tối đa 28-30 triệu lượt hành khách/năm.

Giao thông nội thị: Nghiên cứu tổng thể tổ chức giao thông nội thị trong đó sớm nghiên cứu giải pháp tổ chức hệ thống giao thông ngầm đô thị.Xây dựng đường hầm qua sân bay Đà Nẵng; nâng cấp mở rộng và đầu tư xây dựng mới các tuyến đường tỉnh, đường huyện, đường trục đô thị và đường liên khu vực. Xây dựng một số nút giao thông ở trung tâm thành phố theo hình thức giao thông khác mức; Xây dựng hệ thống giao thông tĩnh theo quy hoạch; xây dựng trung tâm điều khiển tích hợp hệ thống giao thông thông minh ITS và các bãi đỗ xe thông minh. Nghiên cứu vị trí đầu tư xây dựng công trình vượt sông trên toàn tuyến sông Hàn v.v..

 

Phóng viên: Với những thế mạnh Đà Nẵng đang có, và cùng một chiến lượt phát triển mới, những khát vọng vươn lên của Đà nẵng tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh. Đẩy mạnh cải cách hành chính,chỉ đạo các ngành, các cấp đồng hành, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh nhằm phát huy nội lực và thu hút tối đa ngoại lực cho đầu tư phát triển Đà Nẵng như thế nào?

Thành phố Đà Nẵng nỗ lực thu hút đầu tư mới (Ảnh: T.N)

Thành phố Đà Nẵng nỗ lực thu hút đầu tư mới (Ảnh: T.N)

Ông Trần Văn Sơn: Lãnh đạo thành phố xác định tinh thần luôn đồng thành cùng doanh nghiệp trên địa bàn do đó, luôn quan tâm, hỗ trợ cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư đã và đang đầu tư sản xuất, kinh doanh tại thành phố Đà Nẵng. Thường xuyên tổ chức đối thoại với doanh nghiệp để lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của doanh nghiệp, nhà đầu tư cũng như để hỗ trợ, giải quyết các vướng mắc, khó khăn của cộng đồng doanh nghiệp. Việc này được cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn thành phố đánh giá cao. Các chương trình như:“Năm Doanh nghiệp 2014”; “Đề án Phát triển doanh nghiệp Đà Nẵng đến năm 2020”, “Chương trình Phát triển khởi nghiệp Đà Nẵng 2016”, Nghị quyết 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 của Chính phủ và tích cực triển khai Nghị quyết số 19 từ năm 2016 đến nay để nâng cao năng lực cạnh tranh của thành phố, triển khai “Năm đẩy mạnh thu hút đầu tư” trong năm 2018... được triển khai từ năm 2014 đến nay với đã đạt kết quả cụ thể:

 

Hằng năm, thành phố đều ban hành Kế hoạch công tác cải cách hành chính nhằm rút ngắn thời gian xử lý thủ tục hành chính cho doanh nghiệp. Đến nay, các Sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện đã triển khai vận hành có hiệu quả mô hình ‘Một cửa điện tử tập trung’ chuyên nghiệp, theo Đề án đã được UBND thành phố phê duyệt tại Quyết định số 8019/QĐ-UBND ngày 29/10/2015.

Thành phố Đà Nẵng đã tiến hành triển khai và công bố việc đánh giá xếp hạng công tác CCHC năm 2017 tại các cơ quan, đơn vị trên địa bàn thành phố. Công tác khảo sát trực tuyến mức độ hài lòng của công dân, tổ chức đối với các dịch vụ công của các đơn vị từ thành phố đến quận, huyện, phường, xã cũng được đôn đốc đẩy mạnh. Không dừng lại ở việc chỉ đạo mở rộng tuyên truyền và thu hút nhân dân tham gia hình thức khảo sát này, các cơ quan, đơn vị còn phải chú trọng việc sử dụng kết quả khảo sát để khắc phục các hạn chế, cải thiện chất lượng dịch vụ hành chính công của đơn vị.

Với sự giám sát của Sở Nội vụ qua hệ thống camera theo dõi tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tập trung thành phố, tinh thần, thái độ phục vụ của công chức, viên chức đối với người dân, doanh nghiệp ngày càng được cải thiện. Triển khai rộng rãi, đồng bộ, có hiệu quả mô hình dịch vụ trả kết quả hồ sơ tận nhà cho công dân, tổ chức, doanh nghiệp trên toàn thành phố.

UBND thành phố cũng đã ban hành Quyết định số 4522/QĐ-UBND ngày 17/8/2017 về quy trình tiếp nhận, xử lý kiến nghị, vướng mắc của doanh nghiệp và nhà đầu tư trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, từ đầu năm 2018, thành phố đã tiếp nhận tổng cộng 179 kiến nghị, vướng mắc của cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân, trong đó có 134 kiến nghị, đề xuất tại “Tọa đàm mùa Xuân” và 45 kiến nghị, vướng mắc của doanh nghiệp đã được các Sở, ngành thuộc thành phố xử lý. Trong số các kiến nghị, đề xuất tại “Tọa đàm mùa Xuân”, có 113 ý kiến đề xuất, đóng góp của doanh nghiệp đối với thành phố và 21 kiến nghị cụ thể của doanh nghiệp. Đối với các kiến nghị cụ thể, các Sở, ban, ngành thuộc thành phố đã kiểm tra xử lý. Đối với các ý kiến đề xuất, đóng góp của doanh nghiệp, UBND thành phố đã giao các Sở, ngành, đơn vị tiếp thu, sửa đổi các chính sách của thành phố để phục vụ người dân và doanh nghiệp được tốt hơn.

Việc sử dụng ứng dụng góp ý trên điện thoại thông minh, hoặc Góp ý trên nền tảng web tại địa chỉ Gopy.danang.gov.vn đã tiếp nhận các phản ánh, kiến nghị, phản ánh các vấn đề liên quan đến môi trường, giao thông đô thị, an toàn xã hội… và theo dõi, biết được kết quả xử lý của các cơ quan nhà nước liên quan (tính từ đầu năm đến nay đã có hơn 2.500 ý kiến góp ý thông qua ứng dụng góp ý).

 

Ngoài việc thực hiện cải cách hành chính và xử lý kiến nghị, thành phố vừa ban hành Kế hoạch số 2989/KH-UBND ngày 24/4/2018 về đánh giá năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành và quận, huyện của UBND thành phố năm 2018, theo đó, UBND thành phố giao Viện Nghiên cứu kinh tế xã hội chủ trì, phối hợp với các đơn vị để tổ chức khảo sát và báo cáo kết quả khảo sát trong tháng 5/2019.

Về tổ chức thực hiện

Tiếp tục quán triệt nghị quyết của Trung ương về đổi mới cơ chế, chính sách, khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân; Nghiêm túc thực hiện Nghị quyết số 19-2016/NQ-CP ngày 28/4/2016 của Chính phủ và Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 19-2016/NQ-CP do UBND thành phố ban hành “về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2016-2017, định hướng đến năm 2020 trên địa bàn thành phố Đà Nẵng”; Nghiêm túc thực hiện Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 của Chính phủ và Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 35/NQ-CP do UBND thành phố ban hành về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 trên địa bàn thành phố Đà Nẵng;

Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 29/CT-TU ngày 26/11/2013 của Thành ủy Đà Nẵng về tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường kỷ luật, kỷ cương, xây dựng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển thành phố trong tình hình mới; Tiếp tục triển khai thực hiện tốt Đề án Phát triển doanh nghiệp Đà Nẵng đến năm 2020 của thành phố Đà Nẵng

Xin cảm ơn ông.

 

Lê Hải –Thị Lê
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm