Thị trường

Chính sách phát triển chưa thực chất khiến công nghiệp hỗ trợ chưa thực sự khởi sắc

Nhiều chính sách về CNHT đã được ban hành nhưng chưa được đánh giá và chỉ rõ nguyên nhân vì sao chưa đi được vào đời sống DN.

Dự án hai mặt tiền đường trở thành tâm điểm tại Bà Rịa - Vũng Tàu / Sẽ công bố dự thảo quy định "Made in Vietnam" trong tháng 8

Ngành công nghiệp hỗ trợ(CNHT)Việt Nam chưa thực sự phát triển hết tiềm năng, khi tham gia lĩnh vực này phần lớn là các doanh nghiệp (DN) nhỏ và vừa nên gặp rất nhiều khó khăn về thị trường, công nghệ, nguồn nhân lực, vốn… Trong khi đó, chính sách đầu tư cho nghiên cứu phát triển CNHT chưa được chú trọng nên các DN mới chỉ nhìn đến thị trường trong nước, chưa nhìn được thị trường toàn cầu.

Là người đứng đầu DN hoạt động trong lĩnh vực sản xuất cung ứng các linh phụ kiện ngành điện công nghiệp, dân dụng - điện tử phụ trợ cho công nghệ cao, ông Nguyễn Ngọc Sơn, Chủ tịch, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Giang Sơn cho biết, DN muốn phát triển các hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh nhưng lại gặp khó khăn lớn nhất là vấn đề tiếp cận nguồn vốn.

“Mặc dù chính sách Nhà nước đã ban hành, song cơ chế cho vay từ các ngân hàng cũng như các tổ chức tài chính còn nhiều bất cập, khiến những chính sách ưu đãi này vẫn chưa đến được với các DN”, ông Sơn cho biết.

chinh sach phat trien chua thuc chat khien cong nghiep ho tro chua thuc su khoi sac hinh 1
Công nghiệp hỗ trợ chưa thực sự khởi sắc khi thiếu chính sách thiết thực.

Cùng khó khăn về nguồn vốn nhưng cộng thêm khó khăn khi thuê mặt bằng mở nhà xưởng là nỗi khó chung của nhiều DN CNHT. Tổng Giám đốc Công ty TNHH Thương mại và sản xuất Hikari P&T Vietnam Nguyễn Đức Cường bày tỏ, là DN sản xuất kinh doanh chuyên về lĩnh vực sản xuất và cung ứng các linh phụ kiện ngành nhựa và kim loại vật liệu tiêu hao ngành cơ khí, DN có nhu cầu mở rộng nhà máy, đầu tư thêm cơ sở sản xuất để đáp ứng được các đơn hàng cũng như tiêu chuẩn kỹ thuật từ đối tác toàn cầu... nhưng đang gặp khó khăn về kinh phí.

“DN có định hướng thuê đất và đầu tư tại KCN hỗ trợ Nam Hà Nội nhưng giá đất còn tương đối cao do chi phí GPMB, xuất đầu tư ở Hà Nội cao gấp 5 lần các địa phương lân cận. Nhà nước và các cấp chính quyền Hà Nội cần xem xét, khẩn trương ban hành các cơ chế ưu đãi đặc thù cho các DN phát triển CNHT trên địa bàn”, ông Cường cho biết.

Chính sách chưa đi vào đời sống DN

Thời gian qua, chuỗi sản xuất CNHTcủa thế giớiđã được định hình, trong khi đó CNHT mới được Việt Nam đặc biệtquan tâm.Sự biến đổi của các nền kinh tế lớn đang có vai trò ảnh hưởng và tác động tới thế giới, tạo ra sự cạnh tranh quyết liệt và nhiều quốc gia sẵn sàng “bảo hộ” cho các DN bản địa. Tuy nhiên hiện nay, nhiều DN CNHT Việt Nam vẫn chưa thực sự nhận ra thị phần đầy tiềm năng còn bỏ ngỏ của ngành CNHT.

Phó Chủ tịch Hiệp hội CNHT Việt Nam, kiêm Chủ tịch Hiệp hội DN ngànhCNHTHà Nội (Hansiba)Nguyễn Hoàngcho rằng, sở dĩ CNHT thời gian qua phát triển chưa đúng với tiềm năng có nguyên nhân một phần từ phía Nhà nước. Cụ thể là các giải pháp cụ thể thiết thực chưa được cập nhật, điều chỉnh phù hợp từng thời kỳ, tạo ra môi trường cũng như cơ hội để “nâng đỡ” các DN CNHT.

 

“Hiện nay trong số các DN CNHT có đến 99% là DN nhỏ và vừa hoặc siêu nhỏ. Đứng trước việc tham gia các Hiệp định thương mại tự do, nếu các DN không có nền tảng vững chắc cũng như được tạo điều kiện phát triển sẽ dễ bị thua cuộc ngay trên sân nhà, chưa cần nói tới việc tham gia vào sân chơi khu vực và thế giới. Trong số các rào cản phát triển CNHT, cần phải nói đến các Quyết định và Nghịđịnhvề CNHT của Chính phủ dù đã được ban hành rất nhiều nhưng đến thời điểm này vẫn chưa được đánh giá, tổng kết và chỉ rõ nguyên nhân vì sao chưa đi được vào đời sống DN...”, ông Hoàng chỉ ra.

Theo ông Hoàng, để ngành CNHT phát triển, Chính phủ cần tiếp tục nghiên cứu và sớm trình Quốc hội ban hành Luật CNHT.Cùng với đó,Chính phủ cần nhanh chóng thành lập Ban chỉ đạo cấp quốc gia cho lĩnh vực CNHT và CNHT cho công nghệ cao.

“Chính phủ và DN cùng song hành lấy Cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay để đi thẳng vào mục tiêu phát triển ngành CNHT, công nghệ cao... Muốn làm được điều này, cần cho phép các DN CNHT được tiếp cận vay vốn ODA để đầu tư mua sắm thiết bị, máy móc, công nghệ cao và quy định chi tiết từng vùng kinh tế để đầu tư cơ sở hạ tầng cácKCN chuyên sâu CNHT nhằm phát triểncác nhà máysản xuất sản phẩm ngành CNHT...”, ông Hoàng đề xuất.

Thiết thực nhất để CNHT phát triển đột phá, theo ông Hoàng, Chính phủ cần yêu cầu các tập đoàn nước ngoài đang có mặt tại Việt Nam phải nội địa hoátừng năm,đặt hàng các DN Việt Nam cung cấp linh kiện theo hướng sẽ hỗ trợ các tập đoàn FDI về thuế và chính sách khác với tỷ lệ%đặt hàng nội địa hoá.

Mặt khác, nhà nước cần có cơ chế quy định các tập đoàn Nhà nước, tập đoàn tư nhân lớn Việt Nam không được đầu tư sản xuất các sản phẩm linh kiện thuộc ngành CNHT, phải dành riêng cho các DN nhỏ, siêu nhỏ cũng như các DN khởi nghiệp Việt Nam thực hiện.

 

“Đề nghị Chính phủ tiếp tục hỗ trợ, khuyến khích, bảo hộ các DN Việt Nam sản xuất, kinh doanh không vi phạm các quy định của Việt Nam cũng như các Hiệp định kinh tế quốc tế đã và sẽ ký với quốc tế. Cộng đồng DN nhận thấy rằng, việc áp dụng và xây dựng, phát triển ngành CNHT Việt Nam có sự điều tiết của Nhà nước là điều vô cùng cấp thiết”, ông Hoàng cho biết.

Theo Nguyễn Quỳnh/VOV
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm