Bắc Kạn: Nạn phá rừng, khai thác gỗ quý hiếm còn phức tạp
Bước chuyển mình mạnh mẽ từ mô hình hợp tác xã kiểu mới ở Bắc Kạn / Miến dong Nhất Thiện - đặc sản nổi tiếng của tỉnh Bắc Kạn
Trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn hiện có 3 khu rừng đặc dụng với tổng diện tích hơn 29.000 ha, bao gồm Vườn Quốc gia Ba Bể, Khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ, Khu bảo tồn Loài và Sinh cảnh Nam Xuân Lạc. Ngoài ra, có nhiều diện tích rừng phòng hộ, rừng sản xuất là rừng tự nhiên có trữ lượng gỗ, lâm sản lớn, giá trị cao...
Do đó, thực hiện Chương trình công tác năm 2022, Ban Kinh tế Trung ương - cơ quan chủ trì sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị 13-CT/TW ngày 12/02/2017 của Ban Bí thư “về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng” đã chọn khảo sát và làm việc với tỉnh Bắc Kạn và một số tỉnh có đặc thù về diện tích và phát triển rừng để phục vụ cho việc xây dựng báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị 13-CT/TW.
Tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Kạn về sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12/02/2017 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, ngày 23/3, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh đánh giá cao những kết quả tích cực mà Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Bắc Kạn đã đạt được trong việc thực hiện các chủ trương của Đảng về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.
Chỉ thị số 13-CT/TW đã được triển khai nghiêm túc trên địa bàn tỉnh, đem lại kết quả tích cực. Tỉnh đã ban hành nhiều nghị quyết, chương trình, kế hoạch, chỉ thị… với mục tiêu khôi phục, bảo vệ và phát triển rừng bền vững, duy trì tỷ lệ độ che phủ hàng năm cao.
Công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng của tỉnh những năm gần đây có những chuyển biến tích cực, so giai đoạn từ năm 2017-2022 với giai đoạn 2011-2016 giảm bình quân 153 vụ vi phạm/năm; công tác trồng, phục hồi được quan tâm, nhiều chương trình, đề án trồng, phục hồi rừng được ban hành.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh còn một số tồn tại, hạn chế như số vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp còn ở mức cao; một số vụ phá rừng, khai thác gỗ quý hiếm còn xảy ra.
Công tác phát triển kinh tế lâm nghiệp chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của địa phương. Nhiều doanh nghiệp chế biến gỗ đang tạm dừng hoạt động; sản phẩm gỗ rừng trồng chưa đa dạng, giá trị gia tăng còn thấp. Ứng dụng khoa học - công nghệ trong phát triển lâm nghiệp, phát triển các mô hình sản xuất lâm nghiệp tổng hợp còn hạn chế…
Ngoài ra, tỉnh còn gặp vướng mắc về cơ chế, chính sách chung đối với những địa phương có nhiều diện tích đất rừng, độ che phủ rừng tự nhiên cao.
Trưởng Ban Kinh tế Trung ương nhấn mạnh, mục tiêu Trung ương đề ra giai đoạn 2030, tầm nhìn 2045 là “tỷ lệ che phủ rừng ổ định ở mức 42%, nâng cao năng suất, chất lượng rừng”, riêng vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2030 tỷ lệ che phủ rừng đạt trên 54-55%; đến năm 2045, là vùng phát triển xanh, bền vững và toàn diện; hình mẫu phát triển xanh của cả nước”.
“Đề nghị tỉnh Bắc Kạn nghiên cứu, triển khai một số nhiệm vụ, giải pháp quan trọng như: Tiếp tục rà soát, bổ sung, ban hành mới chương trình, kế hoạch, đề án để tiếp tục thực hiện Chỉ thị 13-CT/TW; quan tâm nghiên cứu, xây dựng quy hoạch, quản lý quy hoạch bài bản, hiệu quả”, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương nói.
Đồng thời, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương yêu cầu tập trung xử lý các vấn đề nóng, tồn đọng trong thực tiễn cuộc sống, có các giải pháp căn cơ để duy trì và nâng cao bền vững tỷ lệ che phủ rừng trên địa bàn tỉnh.
End of content
Không có tin nào tiếp theo