Chính sách

Cần xây dựng mô hình Trung tâm quản lý rủi ro liên ngành để cải thiện môi trường kinh doanh

DNVN - Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID) và Tổng cục Hải quan vừa thảo luận khả năng thành lập mô hình Trung tâm Quản lý rủi ro (QLRR) liên ngành tập trung, phù hợp với Việt Nam để thực hiện chỉ đạo của Chính phủ về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2022.

Tổng cục Hải quan lên tiếng về doanh nghiệp nhập khẩu kit xét nghiệm COVID-19 với kim ngạch hơn 3.400 tỷ đồng / Hải quan đặt mục tiêu 'phi giấy tờ' vào năm 2022

Sáng 9/6, USAID và Tổng cục Hải quan tổ chức hội thảo chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về Trung tâm QLRR liên ngành tập trung, bên cạnh đó bàn luận thành lập mô hình trung tâm này phù hợp với Việt Nam. Mục đích, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2022.

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, tỉ lệ tờ khai phải quản lý, kiểm tra chuyên ngành đã giảm từ 30% năm 2015 xuống còn 19%.

Tuy nhiên, Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành cần thúc đẩy cải cách quản lý, kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu thông qua việc rà soát, cắt giảm danh mục hàng hóa xuất, nhập khẩu thuộc diện quản lý, kiểm tra chuyên ngành. Nghiên cứu, kiến nghị sửa đổi, bổ sung các quy định về quản lý, kiểm tra chuyên ngành.

Trong đó, một yêu cầu quan trọng được Chính phủ đặt ra tại Nghị quyết 02/NQ-CP là “Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương liên quan: Nghiên cứu, kiến nghị xây dựng trung tâm dữ liệu quản lý rủi ro để thực hiện quản lý, kiểm tra chuyên ngành tập trung, thống nhất trên phạm vi cả nước”.

USAID và Tổng cục Hải quan thảo luận thành lập mô hình Trung tâm QLRR liên ngành tập trung.

Giúp Tổng cục Hải quan thực hiện hiệu quả yêu cầu quan trọng của Chính phủ Việt Nam, tại hội thảo,

Tại hội thảo, ông Daniel Baldwin, chuyên gia quốc tế Dự án USAID TFP (Dự án tạo thuận lợi thương mại do USAID tài trợ) giới thiệu những thông lệ quốc tế tốt nhất về Trung tâm QLRR liên ngành tập trung, bao gồm Mô hình Trung tâm xác định trọng điểm Quốc gia của Cơ quan hải quan và biên giới Mỹ (US CBP) và đưa ra một số khuyến nghị cho Việt Nam.

Ông Vũ Ngọc Anh, một chuyên gia khác của USAID TFP cũng đưa ra một số nhận xét về khả năng thành lập mô hình Trung tâm QLRR liên ngành tập trung tại Việt Nam.

Các ý kiến đều nhấn mạnh: Thủ tục quản lý kiểm tra chuyên ngành được cải cách sẽ làm giảm thời gian và chi phí thông quan, giải phóng hàng cũng như tạo thuận lợi thương mại cho doanh nghiệp.

Trung tâm QLRR liên ngành tập trung phù hợp với Việt Nam được thành lập sẽ giúp Tổng cục Hải quan thực hiện tốt hoạt động quản lý kiểm tra này.

Được biết Dự án USAID TFP được thực hiện trong 5 năm (2018-2023) với tổng vốn 21,7 triệu USD. Hỗ trợ Chính phủ Việt Nam áp dụng cách tiếp cận quản lý rủi ro trong lĩnh vực hải quan. Đồng thời, kiểm tra chuyên ngành cũng như hỗ trợ, tăng cường hoạt động thực hiện Hiệp định Tạo thuận lợi Thương mại của WTO.

Dự án phối hợp với Tổng cục Hải quan nhằm chuẩn hóa các thủ tục hải quan, tăng cường sự phối hợp ở cấp trung ương và cấp tỉnh, nâng cao năng lực cho cán bộ hải quan. Với mục tiêu hỗ trợ Việt Nam phát triển môi trường thương mại, đầu tư hấp dẫn cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư.


Hà Anh
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm