Chính sách

Covid-19: Hải quan xóa một loạt rào cản về thủ tục cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu

DNVN - Tổng cục Hải quan đã nhanh chóng ban hành nhiều chính sách để tháo gỡ những khó khăn cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu hàng hóa trong thời gian đại dịch Covid-19. Cụ thể: chấp nhận C/O điện tử, không yêu cầu phải xuất trình văn bản xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc sử dụng mã số mã vạch nước ngoài, thí điểm hải quan điện tử.

Quy hoạch Đà Nẵng thời kỳ 2021-2030 chưa theo quy định Luật Quy hoạch / Sau 10 năm, EVFTA chính thức có hiệu lực từ ngày 1/8/2020

Một loạt thủ tục hải quan được tháo gỡ để thuận lợi cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu dịp Covid-19.

Một loạt thủ tục hải quan được tháo gỡ để thuận lợi cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu dịp Covid-19.

Chấp nhận C/O điện tử

Theo Tổng cục Hải quan, trong thời gian qua Tổng cục Hải quan đã ban hành nhiều Đối với khó khăn của doanh nghiệp trong vấn đề nộp bản gốc Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

Tổng cục Hải quan đã trình Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 47/2020/TT-BTC ngày 27/5/2020, trong đó có một số giải pháp tháo gỡ như: Gia hạn thời hạn nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa, cụ thể là doanh nghiệp được nộp C/O trong thời gian hiệu lực của C/O là 1 năm kể từ ngày cấp (quy định trước là 30 ngày); Chấp nhận C/O sử dụng chữ ký, con dấu điện tử hoặc bản chụp/bản scan C/O để nộp cơ quan hải quan (trước đây quy định là bản gốc). Áp dụng cho các tờ khai hải quan nhập khẩu đăng ký từ ngày 23/1/2020 cho đến khi Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố hết dịch COVID-19.

Thông tư này đã giải quyết được vướng mắc cũng như kiến nghị của cộng đồng doanh nghiệp liên quan đến hỗ trợ doanh nghiệp trong việc xem xét cho hưởng ưu đãi đặc biệt khi doanh nghiệp chưa có bản chứng nhận xuất xứ hàng hóa bản gốc, cũng như kéo dài thời gian chậm nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa cho cơ quan Hải quan để doanh nghiệp hưởng ưu đãi đặc biệt,trong bối cảnh dịch bệnh tại một số quốc gia vẫn đang diễn biến phức tạp.

Không yêu cầu văn bản xác nhận mã số, mã vạch nước ngoài đối với hàng hóa xuất khẩu

 

Nhận được một số phản ánh của doanh nghiệp nêu khó khăn liên quan đến sử dụng mã vạch gắn trên hàng hóa xuất khẩu, căn cứ ý kiến của Bộ Khoa học và Công nghệ, để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu trong giai đoạn dịch Covid-19 theo đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị 11/CT-TTg ngày 4/3/2020, Tổng cục Hải quan hướng dẫn và yêu cầu Cục Hải quan các tỉnh, thành phố:Khi làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, công chức hải quan không yêu cầu người khai hải quan phải xuất trình văn bản xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc sử dụng mã số mã vạch nước ngoài. Người khai hải quan chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc sử dụng mã số mã vạch nước ngoài gắn trên hàng hóa, bao bì sản phẩm xuất khẩu.

Về việc ủy quyền sử dụng mã nước ngoài, bằng chứng cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp hoặc chủ sở hữu mã nước ngoài ủy quyền sử dụng bao gồm một trong các hình thức sau: Văn bản ủy quyền, thư ủy quyền hoặc hợp đồng gia công hoặc thư điện tử ủy quyền hoặc các hình thức ủy quyền khác được quốc tế công nhận, có ký tên và đóng dấu xác nhận của doanh nghiệp xuất khẩu và doanh nghiệp chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với các tài liệu cung cấp. Cơ quan Hải quan không thực hiện xử phạt vi phạm hành chính liên quan đến sử dụng mã số mã vạch nước ngoài gắn trên hàng hóa xuất khẩu. Trường hợp trong thông quan, kiểm tra sau thông quan, thanh tra, điều tra các vụ án phát hiện doanh nghiệp xuất khẩu chưa có văn bản xác nhận hoặc ủy quyền sử dụng mã số nước ngoài thì có văn bản thông báo cụ thể cho Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng biết để xử lý theo quy định.

Tổng cục Hải quan chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ rà soát các quy định hiện hành thực tế triển khai và có hướng dẫn các đơn vị thuộc và trực thuộc thực hiện thống nhất, tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu nhưng vẫn đảm bảo công tác quản lý, cụ thể:

Về chứng từ chứng minh vận tải trong trường hợp hàng hóa quá cảnh, chuyển tải qua nước không phải là thành viên trong khuôn khổ Hiệpđịnh CPTPP: Không yêu cầu phải nộp chứng từ chứng minh đối với trường hợp hàng hóa được vận chuyển nguyên container, nguyên chì từ nước xuất khẩu đến khi đến Việt Nam. Chấp nhận vận đơn chủ cho từng chặng, vận đơn thứ cấp nếu trên vận đơn thứ cấp thể hiện hàng hóa được vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu.Không xử phạt vi phạm hành chính đối với phương tiện vận tải quá thời hạn tái nhập, tái xuất theo quy định nếu có tài liệu xác định thuộc trường hợp bất khả kháng do Chính phủ Lào áp dụng biện pháp tạm dừng xuất nhập cảnh hoặc người điều khiển phương tiện vận tải bị áp dụng biện pháp cách ly tập trung tại thời điểm phương tiện vận tải phải tái xuất, tái nhập.

Không yêu cầu người khai hải quan phải nộp chứng từ giấy thuộc hồ sơ hải quan theo quy định là bản chụp; không yêu cầu phải ký tên, đóng dấu trên các chứng từ này khi gửi qua hệ thống.

 

Thí điểm cơ chế hải quan một cửa

Sân bay quốc tế Nội Bài đã được Tổng cục Hải quan lựa chọn để triển khai thí điểm Cơ chế một cửa quốc gia đường hàng không, đồng thời triển khai Hệ thống quản lý, giám sát tự động và Cục Hải quan Hà Nội được chỉ định là đơn vị đầu tiên triển khai. Sau quá trình triển khai thí điểm và từng bước hoàn thiện hệ thống đã làm thay đổi căn bản phương thức quản lý từ quản lý thủ công sang điện tử. Việc cải tiến này đã góp phần quan trọng để các doanh nghiệp có điều kiện cắt giảm chi phí nhân công, thời gian đi lại để giải quyết các thủ tục đưa hàng ra, vào khu vực Cảng, giảm thiểu thời gian và chi phí trong việc hoàn tất các thủ tục thông quan xuất khẩu, nhập khẩu, chi phí lưu kho bãi của doanh nghiệp. Doanh nghiệp không phải sử dụng chứng từ giấy để xuất trình với cơ quan Hải quan như trước đây, mà được điện tử hóa trên hệ thống với thông tin được trao đổi, xử lý nhanh chóng và chính xác.

Nhật Xuân
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm