Nguy cơ tăng thuế một số mặt hàng Việt xuất sang EAEU
Cục Phòng vệ thương mại Bộ Công thương vừa có cảnh báo một số mặt hàng của Việt Nam xuất khẩu sang EAEU có nguy cơ bị tăng thuế nhập khẩu lên mức MFN (Most Favoured Nation - tối huệ quốc, mức thuế suất ưu đãi nhập khẩu) do Liên minh này áp dụng cơ chế tự vệ ngưỡng.
Hỗ trợ thông tin thuế cho doanh nghiệp / 19 doanh nghiệp đầu tư tại tỉnh Bình Phước gần 1 tỷ USD
Dệt may là một trong mặt hàng xuất khẩu dễ bị EAEU điều chỉnh cơ chế tự vệ ngưỡng.
Cụ thể, theo Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EAEU có hiệu lực từ tháng 10.2016, có 9.774 dòng thuế cho hàng nhập khẩu từ Việt Nam vào khối EAEU (gồm liên bang Nga, Belarus, Kazakhstan, Armenia và Kyrgyzstan), tương đương khoảng 90% số dòng thuế trong Biểu thuế nhập khẩu của EAEU.
Như vậy, một số mặt hàng dệt may, giày dép và đồ nội thất nhập khẩu từ Việt Nam được hưởng thuế suất 0% sẽ phải chịu sự điều chỉnh của cơ chế tự vệ ngưỡng. Cụ thể, theo Cục Phòng vệ thương mại, nếu khối lượng nhập khẩu các nhóm mặt hàng này từ Việt Nam trong một năm vượt một ngưỡng khối lượng nhất định quy định tại Hiệp định, EAEU có quyền điều chỉnh tăng thuế nhập khẩu từ 0% lên mức thuế nhập khẩu tối huệ quốc MFN trong khoảng thời gian 6 tháng (nếu khối lượng nhập khẩu trong năm trong khoảng từ trên 100% đến 150% ngưỡng quy định) hoặc 9 tháng (nếu khối lượng nhập khẩu trong năm trên 150% ngưỡng quy định).
Để cảnh báo khả năng xuất khẩu vượt ngưỡng và có nguy cơ bị EAEU tăng thuế nhập khẩu lên mức thuế MFN, hằng tháng Cục Phòng vệ thương mại sẽ công bố số liệu xuất khẩu sang EAEU nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam và các cơ quan chức năng theo dõi tình hình xuất khẩu các mặt hàng chịu sự điều chỉnh của cơ chế tự vệ ngưỡng và có biện pháp kiềm chế phù hợp.
Số liệu cập nhật đến tháng 6 năm nay, hai nhóm hàng xuất khẩu của Việt Nam là quần áo lót và quần áo trẻ em đang bị EAEU áp dụng cơ chế tự vệ ngưỡng trong năm 2018. Chưa có nhóm mặt hàng nào có nguy cơ bị áp dụng cơ chế tự vệ ngưỡng trong năm 2019.
Theo Báo Thanh niên
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Cột tin quảng cáo