Chính sách

RCEP được ký kết, nỗi lo nhập siêu phụ thuộc vào Trung Quốc có gia tăng?

DNVN - Trả lời báo chí về những lo ngại khi RCEP có hiệu lực thì mức độ nhập siêu và phụ thuộc vào Trung Quốc có ngày càng gia tăng? Đại diện Bộ Công Thương khẳng định không thể nói Hiệp định RCEP là ASEAN phụ thuộc hơn vào bất cứ thị trường nào, nếu có phụ thuộc sẽ là các quy định mang tính đa phương, minh bạch, đã được quốc tế công nhận.

Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN: Nỗ lực ký kết RCEP vào cuối năm, tăng cường hợp tác với đối tác ngoại khối / Cơ hội nào cho doanh nghiệp Việt Nam khi Hiệp định RCEP chính thức có hiệu lực?

Sau 8 năm khởi động đàm phán, ngày 15/11/2020 Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) đã được ký kết và sẽ chính thức có hiệu lực khoảng 1 năm sau đó.

Được biết, sau khi được ký kết và thực thi, Hiệp định RCEP sẽ tạo nên một khu vực thương mại tự do lớn với quy mô 2,2 tỉ người tiêu dùng, chiếm khoảng 30% dân số thế giới, với GDP gần 27 nghìn tỉ USD, chiếm khoảng gần 30% GDP toàn cầu và sẽ trở thành khu vực thương mại tự do lớn nhất trên thế giới với các cam kết về mở cửa thị trường trong lĩnh vực hàng hóa, dịch vụ và đầu tư, hài hòa quy tắc xuất xứ, đơn giản hóa thủ tục hải quan, tạo thuận lợi cho thương mại.

So với các FTA thế hệ mới mà Việt Nam đã từng tham gia gần đây thì Hiệp định RCEP có tính chất khác xa hơn rất nhiều. Trong Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) hay Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và liên minh Châu Âu EU (EVFTA). Nếu như CPTPP hay EVFTA hướng đến mở cửa thị trường, thì RCEP hướng đến vai trò trung tâm của ASEAN. Cụ thể, là tạo ra một khuôn khổ để thuận lợi hóa thương mại và tạo không gian kết nối chung sản xuất trong toàn ASEAN. Vì thế, lợi ích mang lại cũng khác biệt.

RCEP được ký kết, nỗi lo nhập siêu phụ thuộc vào Trung Quốc có gia tăng?

RCEP được ký kết, nỗi lo nhập siêu phụ thuộc vào Trung Quốc có gia tăng?

Ông Lương Hoàng Thái, Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên nhấn mạnh: “Cùng với các cam kết mở cửa thị trường hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, điểm khác biệt là RCEP tạo ra khuôn khổ để đơn giản hóa thủ tục hải quan và thiết lập quy tắc xuất xứ tạo thuận lợi cho thương mại. Nhờ đó, doanh nghiệp (DN) Việt Nam sẽ được tạo cơ hội mở rộng thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu, tham gia vào các chuỗi giá trị mới trong khu vực và tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài. Việc cắt giảm thuế nhập khẩu sẽ mở ra cơ hội mới cho các sản phẩm từ các lĩnh vực nổi bật như viễn thông, công nghệ thông tin, dệt may, giày dép và nông nghiệp”.

Trung Quốc từ trước đến nay vẫn luôn được coi là “công xưởng của thế giới”. Cho đến thời điểm hiện tại, Việt Nam vẫn đang phải phụ thuộc rất nhiều vào nguồn hàng của nước này. Việc hiệp định RCEP có hiệu lực dấy lên lo ngại khi Trung Quốc cũng trở thành một trong các thành viên của RCEP thì có hay không việc Việt Nam sẽ ngày càng gia tăng mức độ nhập siêu và phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc?

Tại buổi sinh hoạt báo chí với chuyên đề "Hiệp định RCEP: Cơ hội và thách thức" do Bộ Công Thương chủ trì, đại diện báo chí đã đưa ra quan điểm của mình và tỏ ra lo ngại trong khi từ trước đến nay Việt Nam luôn là nước nhập siêu lớn từ Trung Quốc. Khi RCEP chính thức có hiệu lực và Trung Quốc cũng là thành viên trong hiệp định này thì liệu mức độ phụ thuốc của nước ta vào Trung Quốc có gia tăng hay không.

Về vấn đề này, Ông Lương Hoàng Thái Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên khẳng định “Hiệp định RCEP về cơ bản sẽ không tạo ra áp lực cạnh tranh mới và gia tăng cam kết mở cửa thị trường với Việt Nam”.

Bên cạnh đó, đại diện Bộ Công Thương cũng cho biết, với lợi thế về việc hài hòa quy tắc xuất xứ trong Hiệp định RCEP, Việt Nam sẽ có cơ hội sử dụng nguyên liệu đầu vào tối ưu hơn để sản xuất hàng hóa xuất khẩu sang thị trường các nước thành viên RCEP bao gồm Trung Quốc với sức cạnh tranh cao hơn khi chỉ khai thác Hiệp định ACFTA , do đó có cơ hội thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường này.

“Hiệp định RCEP về cơ bản có thể coi là việc các nước ASEAN “đa phương hóa” quan hệ thương mại song phương trước đây đã có với Trung Quốc dựa trên các quy định của WTO có được các nước cập nhật cho phù hợp với tình hình mới. Do vậy, không thể nói Hiệp định RCEP là ASEAN phụ thuộc hơn vào bất cứ thị trường nào, có phụ thuộc ở đây thì là phụ thuộc vào các quy định mang tính đa phương, minh bạch và đã được quốc tế công nhận trong nhiều năm qua”, ông Thái nhấn mạnh.

Huyền Phạm
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm