Tăng thuế thuốc lá khó giúp Việt Nam đạt được chiến lược quốc gia về giảm tỷ lệ hút thuốc
An Giang: Truy tìm đối tượng liên quan vụ vận chuyển thuốc lá lậu trên Quốc lộ 91 / Đề xuất chưa lưu hành thuốc lá điện tử tại Việt Nam
Chia sẻ tại hội thảo “Cung cấp thông tin về tác hại của thuốc lá và vai trò của chính sách thuế trong phòng chống tác hại của thuốc lá”, tiến sĩ Angela Pratt - Trưởng Đại diện WHO tại Việt Nam cho rằng, thuốc lá có thể gây nên hơn 8 triệu ca tử vong mỗi năm trên toàn thế giới. Tại Việt Nam, mỗi năm có tới hàng chục nghìn ca tử vong do thuốc lá và những ca tử vong này đều có thể phòng ngừa được.
Việt Nam đã đạt được một số tiến bộ trong cuộc chiến chống tác hại của thuốc lá hơn một thập kỷ qua. Tuy nhiên, với xu hướng hiện tại, Việt Nam sẽ không đạt được mục tiêu của Chiến lược quốc gia về phòng, chống tác hại của thuốc lá là giảm tỷ lệ hút thuốc lá ở nam giới xuống dưới 36% vào năm 2030.
Số liệu đưa ra bởi Tổng cục Thống kê gần đây cho thấy, mức tiêu thụ thuốc lá tại Việt Nam đang bắt đầu tăng trở lại. Từ năm 2022 đến năm 2023, tổng sản lượng sản xuất đã tăng hơn 10%.
Mức tiêu thụ thuốc lá tại Việt Nam đang bắt đầu tăng trở lại.
Cũng theo Trưởng Đại diện WHO tại Việt Nam, trong những năm vừa qua, thuốc lá ngày càng trở nên phù hợp với túi tiền của người dân hơn bởi giá của nó vẫn được giữ nguyên, trong khi thu nhập lại tăng. Đây là điều cần thay đổi. Tăng thuế và giá thuốc lá là cách nhanh và hiệu quả nhất để đạt được mục tiêu này.
“WHO chúc mừng Bộ Tài chính và Chính phủ về dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) đang được công bố để lấy ý kiến. Luật được đề xuất là một bước đi đúng hướng khi tăng thuế đối với mặt hàng thuốc lá. Nhưng chỉ điều này thì vẫn chưa đủ để đạt được mục tiêu giảm tỷ lệ hút thuốc của Chiến lược quốc gia”, bà Angela Pratt nhấn mạnh.
Theo bà Angela Pratt, WHO khuyến nghị một phương án cao hơn, đó là mức thuế tiêu thụ đặc biệt cần tăng khởi điểm 5.000 đồng/bao và đạt 15.000 đồng/bao đến năm 2030, cộng thêm với mức thuế sản phẩm bằng 75% giá xuất xưởng hiện tại.
Quan trọng hơn, việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt sẽ làm tăng đáng kể doanh thu thuế hàng năm, mang lại thêm 29,3 nghìn tỷ đồng vào năm 2030 so với năm 2020.
Bà Angela Pratt khẳng định, thời gian tới, ngành công nghiệp thuốc lá sẽ đấu tranh để chống lại việc giảm mức tiêu thụ sản phẩm. WHO kêu gọi cần cảnh giác và tránh mắc bẫy các “chiêu trò” của ngành công nghiệp thuốc lá.
Như vậy, theo WHO, bên cạnh việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt, có giải pháp đối với phản ứng của ngành công nghiệp thuốc lá, các cơ quan chức năng cần hành động mạnh mẽ hơn để giảm tỷ lệ sử dụng thuốc lá ở Việt Nam thông qua việc buộc doanh nghiệp phải tăng giá thuốc lá.
End of content
Không có tin nào tiếp theo