Tháo gỡ "nút thắt" thủ tục hành chính cho doanh nghiệp Hàn Quốc
Bộ Công Thương: Thị trường đầu năm bình ổn về giá / Bộ GTVT ủng hộ mở hai tuyến vận tải khách đường thủy Đà Nẵng – Cù Lao Chàm, Đà Nẵng – Lý Sơn
Đó là ý kiến của các doanh nghiệp Hàn Quốc đưa ra trong buổi đối thoại với lãnh đạo TP.HCM vừa diễn ra mới đây.
Hàn Quốc rót 5,2 tỷ USD đầu tư vào TP.HCM
Theo thống kê của Sở KH&ĐT TP.HCM, năm 2020 dù bị ảnh hưởng không nhỏ bởi dịch bệnh Covid-19 khiến kim ngạch thương mại hai chiều của TP.HCM với Hàn Quốc giảm so với cùng kỳ năm 2019, nhưng Hàn Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu lớn thứ 5 của thành phố, với kim ngạch xuất khẩu đạt xấp xỉ 1,8 tỷ USD, chiếm 9,5% giá trị xuất khẩu của cả nước vào Hàn Quốc, đạt tỷ trọng 4,5% tổng giá trị xuất khẩu của thành phố.
Về nhập khẩu, Hàn Quốc là thị trường nhập khẩu lớn thứ 3 của TP.HCM, với kim ngạch đạt 2,8 tỷ USD, chiếm gần 6% giá trị xuất khẩu của Việt Nam vào Hàn Quốc, đạt tỷ trọng 6,5% giá trị nhập khẩu của thành phố.
Hàn Quốc là nhà đầu tư lớn thứ ba tại TP.HCM.
Riêng những tháng đầu năm 2021, kim ngạch thương mại hai chiều giữa TP.HCM và Hàn Quốc tiếp tục tăng. Cụ thể, xuất khẩu đạt hơn 366 triệu USD, tăng hơn 30%; nhập khẩu đạt hơn 701 triệu USD, tăng 47% trong 2 tháng đầu năm so với cùng kỳ. Bên cạnh đó, tính đến tháng 2/2021, Hàn Quốc là nhà đầu tư lớn thứ 3 tại TP.HCM với hơn 1.890 dự án, chiếm gần 19% tổng số dự án nước ngoài, với tổng vốn đầu tư đạt 5,2 tỷ USD, chiếm gần 11% tỷ lệ vốn đầu tư.
Ông Dương Anh Đức - Phó Chủ tịch UBND TP.HCM cho biết, thành phố đang tích cực thu hút đầu tư đẩy nhanh việc nâng cấp hạ tầng kỹ thuật để đảm bảo cho kinh tế số phát triển. Bên cạnh đó, thành phố cũng đang gấp rút tiến hành xây dựng đầy đủ cơ sở dữ liệu của các sở, ngànhtừ đó chọn lọc để chia sẻ dữ liệu phù hợp giúp doanh nghiệp tiếp cận và khai thác hiệu quả.
Theo Phó Chủ tịch UBND TP.HCM, thành phố rất mong nhận được sự hưởng ứng và tham gia của các doanh nghiệp Hàn Quốc về phát triển kinh tế số.
Ông Kang Myeong Il - Tổng Lãnh sự Hàn Quốc tại TP.HCM cho biết, hiện các doanh nghiệp Hàn Quốc rất quan tâm đến các dự án lớn tại TP.HCM. Đồng thời các doanh nghiệp Hàn Quốc cũng có quyết tâm được tham gia tích cực vào các dự án cơ sở hạ tầng quy mô lớn của TP.HCM.
Tập trung tháo gỡ khó khăn để doanh nghiệp nước ngoài
Tại buổi gặp mặt với lãnh đạo TP.HCM, nhiều doanh nghiệp đã nêu những khó khăn, vướng mắt khi kinh doanh tại TP.HCM như một số vấn đề liên quan đến việc điều chỉnh hạn chế sở hữu nước ngoài trong kinh doanh vận tải; hỗ trợ vốn tín dụng; đơn giản hóa thủ tục đăng ký mới và gia hạn giấy phép tại Việt Nam…
Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp Hàn Quốc (KOCHAM) Kim Heung Soo đề nghị cần sửa đổi căn cứ để tính số tiền thuế dự kiến phải nộp dựa trên tổng số thuế trong năm trước hoặc theo doanh số thực tế của các quý trong năm đã được khai báo với cơ quan thuế thay vì dựa vào việc dự đoán không chắc về số thuế tương lai.
Về cải cách thủ tục hành chính ông Kim Hueng Soo cho rằng, các thủ tục hành chính như phát triển dự án, thành lập thêm pháp nhân, giấy phép chuyển đổi pháp nhân, thủ tục chuyển nhượng đất cho các dự án nước ngoài của các công ty FDI đã đầu tư còn chưa rõ ràng và phức tạp, các thủ tục này bị trì hoàn gây khó khăn cho việc thực hiện đầu tư.
Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong khẳng định luôn ủng hộ và tạo mọi điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp Hàn Quốc đến đầu tư, sản xuất, kinh doanh hiệu quả, an toàn và lâu dài tại thành phố.
Theo ông Kim Heung Soo, để tiếp tục thu hút thêm nhiều nhà đầu tư nước ngoài, các cơ quan hành chính liên quan cần tìm cách đơn giản hóa thủ tục hành chính và hướng dẫn các thủ tục liên quan đến các nhà đầu tư nước ngoài một cách rõ ràng hơn. Ngoài ra, việc đơn giản hóa và minh bạch hóa các thủ tục hành chính này có thể giảm thời gian và chi phí cho các thủ tục hành chính của doanh nghiệp.
Ngoài ra, các doanh nghiệp Hàn Quốc cũng kiến nghị điều chỉnh hạn chế sở hữu nước ngoài trong kinh doanh vận tải; hỗ trợ vốn tín dụng; đơn giản hóa thủ tục đăng ký mới và gia hạn giấy phép tại Việt Nam.
Thay mặt chính quyền TP.HCM, Chủ tịch Nguyễn Thành Phong ghi nhận những khó khăn, vướng mắc của cộng đồng doanh nghiệp Hàn Quốc và các đề xuất.
Theo ông Nguyễn Thành Phong, TP.HCM luôn ủng hộ và tạo mọi điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp nước ngoài, trong đó có các doanh nghiệp Hàn Quốc, sản xuất, kinh doanh hiệu quả, an toàn và lâu dài.
Theo Chủ tịch UBND TP.HCM, thành phố là địa phương đầu tiên của Việt Nam thành lập 2 tổ công tác liên ngành, đó là Tổ công tác về đầu tư và Tổ công tác đối ngoại và hợp tác quốc tế. Các tổ công tác này có nhiệm vụ đẩy nhanh tiến độ tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc cho các dự án đầu tư và điều phối, triển khai các hoạt động hợp tác quốc tế trên địa bàn Thành phố. Mục tiêu là cải thiện môi trường kinh doanh, để TP.HCM thực sự là điểm đến hấp dẫn, đáng tin cậy với các nhà đầu tư Hàn Quốc nói riêng, và các nhà đầu tư nước ngoài nói chung.
Chủ tịch UBND TP.HCM giao Sở Ngoại vụ làm đầu mối, tập hợp các ý kiến của các doanh nghiệp chuyển đến các sở, ngành có liên quan. Đồng thời yêu cầu các sở, ngành nghiên cứu giải quyết các kiến nghị, vướng mắc và có phản hồi, hướng dẫn cụ thể đến các doanh nghiệp; thông tin đến từng doanh nghiệp kết quả giải quyết của Chính quyền thành phố.
Lãnh đạo TP.HCM cũng mong rằng cộng đồng doanh nghiệp Hàn Quốc không chỉ giữ vai trò tiên phong trong hợp tác đầu tư, thương mại, mà còn góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng với Hàn Quốc trên các lĩnh vực khác.
End of content
Không có tin nào tiếp theo