Chính sách

TP.HCM: Tháo gỡ các vướng mắc, tạo thuận lợi thương mại cho doanh nghiệp

DNVN - Nhiều DN cho biết, trong quá trình hàng hoá quá cảnh tại Việt Nam, Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn đã yêu cầu phải hạ các container xếp tầng trong bãi xuống mặt đất khi làm thủ tục khai báo tờ khai vận chuyển đã khiến DN phát sinh chi phí lớn, trong khi điều kiện tại bến bãi không đáp ứng được, khiến số lượng lớn container bị ách tắc.

Lạng Sơn: Phát hiện 2.000 chân gà nhập lậu trôi nổi trên thị trường / Sẽ bỏ cơ chế giá FIT, đấu thầu dự án năng lượng tái tạo?

Đó là ý kiến của các doanh nghiệp (DN) hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ quá cảnh và Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn đưa ra tại buổi đối thoại với Cục Hải quan TP.HCM mới đây.

Hàng hoá xuất nhập khẩu được kiểm soát chặt

Theo số liệu thống kê của Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 1, từ ngày 1/1/2020 đến ngày 31/8/2020, Chi cục đã làm thủ tục quá cảnh cho gần 31.000 tờ khai hải quan, với số lượng trên 70.000 container hàng hoá. Trung bình mỗi ngày Chi cục đã giải quyết thông quan hàng quá cảnh cho khoảng 300 - 400 container, các thủ tục đều được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.

Cùng với việc tạo thuận lợi thương mại, hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện tốt pháp luật về hải quan trong hoạt động quá cảnh hàng hóa, Cục Hải quan TP.HCM cũng tích cực kiểm soát chặt chẽ, kiên quyết đấu tranh với những trường hợp sai phạm, lợi dụng loại hình dịch vụ quá cảnh để buôn lậu, đánh tráo hàng hóa.

Trong thời gian qua, các đối tượng buôn lậu đã lợi dụng hình thức quá cảnh để vận chuyển hàng cấm, hàng lậu, hàng phải có giấy phép, tự ý tiêu thụ hàng quá cảnh tại thị trường Việt Nam.

Trong thời gian qua, các đối tượng buôn lậu đã lợi dụng hình thức quá cảnh để vận chuyển hàng cấm, hàng lậu, hàng phải có giấy phép, tự ý tiêu thụ hàng quá cảnh tại thị trường Việt Nam.

Cụ thể, trong thời gian qua, các đối tượng buôn lậu đã lợi dụng hình thức quá cảnh để vận chuyển hàng cấm, hàng lậu, hàng phải có giấy phép, tự ý tiêu thụ hàng quá cảnh tại thị trường Việt Nam, cắt seal đánh tráo hàng hoá quá cảnh, gây ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình kinh tế đất nước.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ cùng các bộ ngành, Cục Hải quan TP.HCM đã phối hợp với các đơn vị liên quan, triển khai nhiều biện pháp để tăng cường kiểm tra, kiểm soát, giám sát đối với hàng hóa quá cảnh, đặc biệt là hàng hóa quá cảnh bằng phương tiện đường thủy nội địa.

Chỉ tính riêng từ đầu tháng 7/2020 đến nay, Đội Giám sát và Kiểm soát Hải quan, Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 1 đã phối hợp với các lực lượng chống buôn lậu của Tổng cục Hải quan, Cục Hải quan TP.HCM phát hiện và xử phạt 19 trường hợp vi phạm hành chính liên quan hàng quá cảnh, với các hành vi không khai báo, khai báo sai về tên hàng, số lượng, trọng lượng, xuất xứ, sở hữu trí tuệ, giấy phép, kiểm dịch....

Các trường hợp này đã được Chi cục xử phạt vi phạm hành chính về hải quan, trong đó có một trường hợp không được tiếp tục thủ tục quá cảnh, phải buộc tái xuất hàng hóa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.

Nhiều vướng mắc cần được tháo gỡ

Có thể thấy, trong thời gian qua, Cục Hải quan TP.HCM đã có nhiều giải pháp tạo thuận lợi thương mại cho doanh nghiệp, đặc biệt là tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong giai đoạn khó khăn của đại dịch Covid-19. Trong đó, quá cảnh hàng hóa là một trong những hoạt động quản lý nhà nước về hải quan được đơn vị đặc biệt quan tâm, chú trọng.

Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ quá cảnh cho biết, bên cạnh nỗ lực của Hải quan TP.HCM trong công tác giám sát hàng hoá xuất nhập cảnh thì doanh nghiệp vẫn đề nghị tháo gỡ vướng mắc đối với hàng quá cảnh.

Các doanh nghiệp cho biết, từ đầu tháng 8/2020 đến nay, Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 1 đã yêu cầu doanh nghiệp xuất trình hàng hóa để kiểm tra niêm phong vận chuyển. Theo đó, doanh nghiệp phải hạ các container xếp tầng trong bãi xuống mặt đất khi làm thủ tục khai báo tờ khai vận chuyển độc lập cho các container từ nước ngoài quá cảnh qua Việt Nam.

Vấn đề này sẽ khiến doanh nghiệp phát sinh chi phí lớn, trong khi điều kiện tại bến bãi không đáp ứng được, khiến số lượng lớn container bị ách tắc.

Cán bộ Hải quan kiểm tra hàng hoá của doanh nghiệp.

Cán bộ Hải quan kiểm tra hàng hoá của doanh nghiệp.

Ngoài ra, theo các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ quá cảnh, việc kiểm tra seal hãng tàu (khóa niêm phong an toàn) khi làm thủ tục vận chuyển độc lập hàng quá cảnh; Việc thực hiện các ý kiến của Cục và Tổng cục Hải quan (công văn 5808/TCHQ-GSQL ngày 3/9/2020; thời gian làm thủ tục vận chuyển; kiểm tra thực tế hàng hóa; khai báo mã số HS trên tờ khai và trên bản kê).

Các vướng mắc này, chủ yếu là việc kiểm tra, đối chiếu seal hãng tàu và tồn đọng hàng hóa tại cảng. Theo thông báo của các doanh nghiệp, hiện tại cảng Cát Lái còn tồn đọng một số container hàng quá cảnh, phần lớn do doanh nghiệp chưa mở tờ khai hải quan; chưa xuất trình hàng hóa cho cơ quan hải quan kiểm tra seal hãng tàu để thực hiện không niêm phong theo quy định.

Để thuận tiện cho việc làm thủ tục và thông quan hàng hóa, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ quá cảnh đề nghị giao cho doanh nghiệp kinh doanh cảng thực hiện kiểm tra seal thay cho cơ quan hải quan.

Trước những vấn đề này, ông Nguyễn Hữu Nghiệp - Phó Cục trưởng Cục Hải quan TP.HCM cho biết, việc Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa quá cảnh trong thời gian qua là đúng quy định.

ông Nguyễn Hữu Nghiệp - Phó Cục trưởng Cục Hải quan TP.HCM cho biết, việc Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa quá cảnh trong thời gian qua là đúng quy định.

Tại buổi đối thoại với DN, ông Nguyễn Hữu Nghiệp (giữa) cho biết, việc Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa quá cảnh trong thời gian qua là đúng quy định.

Theo Phó Cục trưởng Cục Hải quan TP.HCM, căn cứ theo các quy định hiện hành về quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa vận chuyển độc lập thì việc niêm phong hải quan là một bước nghiệp vụ công chức hải quan phải thực hiện khi thực hiện thủ tục đối với hàng hóa vận chuyển độc lập và các quy định hiện hành cũng không có quy định giao cho doanh nghiệp kinh doanh cảng kiểm tra niêm phong thay cho cơ quan hải quan. Tuy nhiên, do chưa có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ quá cảnh với doanh nghiệp kinh doanh cảng và cơ quan hải quan cho nên đã xảy ra tình trạng nêu trên.

Để giải quyết tình trạng trên, ông Nghiệp đề nghị các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ hàng hóa quá cảnh phối hợp với doanh nghiệp kinh doanh cảng, cơ quan hải quan thực hiện đúng quy định pháp luật về thủ tục hải quan đối với hàng hóa quá cảnh. Khai báo hải quan và làm thủ tục các container tồn và tập hợp các vướng mắc có liên quan đến thủ tục hàng quá cảnh kiến nghị cấp có thẩm quyền xem xét.

Ông Nguyễn Hữu Nghiệp cho biết thêm, Hải quan TP.HCM cam kết sẽ tăng cường bố trí nhân sự, giải quyết nhanh thủ tục cho các doanh nghiệp và đề nghị các doanh nghiệp kinh doanh cảng, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ quá cảnh phối hợp cùng cơ quan hải quan thực hiện.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp kinh doanh cảng tổ chức lưu giữ hàng quá cảnh lưu giữ khu vực riêng; thông báo việc xếp dỡ hàng hóa cho chi cục chậm nhất 8 giờ trước khi phương tiện xuất cảnh và phối hợp với Chi cục, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ quá cảnh làm thủ tục và thông quan nhanh hàng hóa.

Văn Đức
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm