Xem xét điều chỉnh cơ chế hỗ trợ chương trình tín dụng 120.000 tỷ đồng
Thông qua Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi): Tín hiệu tích cực cho hệ thống ngân hàng / Rà soát chính sách tín dụng nông nghiệp, đẩy mạnh hỗ trợ tiêu thụ nông sản
Theo Bộ Xây dựng, thời gian qua, với sự vào cuộc quyết liệt, phối hợp đồng bộ của các cấp, các ngành, chính quyền các địa phương, việc tháo gỡ khó khăn trong triển khai thực hiện dự án bất động sản đã có nhiều chuyển biến theo chiều hướng tích cực.
Tuy nhiên, quá trình triển khai này còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Đó là các luật mới (Luật Đấu thầu, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Đất đai, Luật Các tổ chức tín dụng) đã được Quốc hội thông nhưng chưa có hiệu lực thi hành.
Một số địa phương chưa thành lập tổ công tác giải quyết khó khăn theo quy định, chưa tích cực trong việc giải quyết tháo gỡ khó khăn. Việc giải quyết tại nhiều địa phương chủ yếu dừng ở hoạt động chuyển văn bản cho các sở, ngành liên quan xem xét nên chưa có kết quả giải quyết cụ thể, triệt để.
Hiện vẫn còn nhiều khó khăn trong việc tổ chức triển khai thực thi pháp luật như tổ chức, người thực thi pháp luật có tâm lý sợ sai, sợ trách nhiệm, sợ rủi ro pháp lý dẫn đến giải quyết chậm, không dám đề xuất, không dám quyết định. Chưa rà soát lập danh mục các dự án nhà ở, bất động sản trên địa bàn để đánh giá cụ thể nguyên nhân, lý do các dự án chưa triển khai hoặc chậm triển khai.
Không ít địa phương chưa tập trung lập, phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở 5 năm và hàng năm để làm cơ sở chấp thuận chủ trương đầu tư các dự án phát triển nhà ở. Chưa tập trung đẩy mạnh thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất.
Đồng thời, chưa chú trọng cải cách thủ tục hành chính dẫn đến kéo dài hoặc chậm trễ trong giải quyết thủ tục triển khai dự án bất động sản trên địa bàn.
Nhấn mạnh một số nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới, Bộ Xây dựng cho biết, bộ sẽ tập trung, khẩn trương xây dựng, hoàn thiện dự thảo các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản trình Chính phủ trong tháng 5/2024.
Đẩy mạnh hoạt động của tổ công tác, kịp thời hướng dẫn, tháo gỡ khó khăn vướng mắc về thủ tục pháp lý. Đôn đốc các địa phương giải quyết các khó khăn, vướng mắc của các dự án bất động sản đã được tổ công tác rà soát và có văn bản chỉ đạo, hoàn thành trước 30/6.
Cùng với đó là chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội. Thực hiện có hiệu quả Đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất một triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030" và triển khai hiệu quả Chương trình tín dụng 120.000 tỷ đồng.
Bộ Xây dựng đề xuất Bộ Tài chính tiếp tục thực hiện các công điện, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, bám sát diễn biến của thị trường chúng khoán, thị trường trái phiếu. Kịp thời đề xuất giải pháp và chủ trì thực hiện để thị trường chứng khoán, thị trường trái phiếu doanh nghiệp phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững.
Ngân hàng Nhà nước tiếp tục thực hiện các công điện, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, theo dõi chặt chẽ diễn biến tín dụng bất động sản để có các giải pháp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy việc cho vay tín dụng đối với các doanh nghiệp bất động sản. Tăng cường chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn các ngân hàng thương mại để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp, dự án bất động sản và người mua nhà tiếp cận được nguồn vốn tín dụng.
Trong đó, Bộ Xây dựng đề xuất Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu, đề xuất và triển khai thực hiện giải pháp về tái cấu trúc nợ tín dụng liên quan đến các dự án bất động sản của doanh nghiệp. Tiếp tục nghiên cứu điều chỉnh cơ chế hỗ trợ Chương trình tín dụng 120.000 tỷ đồng theo hướng tái cấp vốn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo