Thị trường

Chính thức kết thúc đàm phán FTA Việt Nam-Vương quốc Anh

Chiều 11/12, lễ ký kết Biên bản Kết thúc đàm phán Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) Việt Nam-Vương quốc Anh chính thức diễn ra tại Hà Nội.

Bitcoin sẽ gây thiệt hại cho vàng trong nhiều năm tới / VN-Index giữ vững mốc 1.000 điểm

Lễ ký kết Biên bản Kết thúc đàm phán Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) Việt Nam-Vương quốc Anh. Ảnh: VGP/Phan Trang,

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, năm 2019, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hai nước đạt 6,6 tỷ USD, trong đó xuất khẩu đạt 5,8 tỷ USD và nhập khẩu đạt 857 triệu USD. Tuy nhiên, khi Anh rời EU, các ưu đãi mang lại từ Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) sẽ không được áp dụng tại thị trường Anh. Bởi vậy, việc ký kết một FTA song phương sẽ tạo điều kiện cho hoạt động cải cách, mở cửa thị trường, thuận lợi hóa thương mại ở hai quốc gia trên cơ sở kế thừa các kết quả đàm phán tương đối tích cực ở EVFTA, tránh gián đoạn các hoạt động thương mại do hệ quả mang lại của Brexit.

Sau 6 phiên làm việc chính thức và nhiều phiên làm việc kỹ thuật, 2 bên đã chính thức đi đến ký kết biên bản kết thúc đàm phán Hiệp định thương mại tư do Việt Nam-Vương quốc Anh.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh khẳng định, đây là bước quan trọng để 2 nước sớm đi đến ký kết chính thức Hiệp định này trong thời gian tới.

“Vương quốc Anh và Việt Nam có quan hệ ngoại giao tốt đẹp và càng ngày càng nhiều mục tiêu chung. Điều này được thể hiện qua việc quan hệ Đối tác Chiến lược Việt Nam-Anh tiếp tục được kéo dài thêm 10 năm kể từ tháng 9/2020. Quan hệ đối tác này tạo một khung khổ cho một mối quan hệ song phương bền chặt, đồng thời vạch ra các ưu tiên chính, bao gồm phát triển nền kinh tế carbon thấp, ủng hộ chủ nghĩa đa phương, thúc đẩy các quyền con người và thương mại. Với việc Việt Nam đã thể hiện rất tốt vai trò là Chủ tịch ASEAN năm 2020, Vương quốc Anh đã thực hiện bước tiến quan trọng trong việc đề nghị trở thành Đối tác Đối thoại của ASEAN”, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nói.

Hiệp định song phương UKVFTA giữ nguyên các lợi ích trong quan hệ thương mại hiện tại giữa Vương quốc Anh và Việt Nam thông qua Hiệp định Thương mại EVFTA, đồng thời có những điều chỉnh để phù hợp với cả 2 bên. Hiệp định UKVFTA được kỳ vọng sẽ tiếp nối động lực thúc đẩy quan hệ thương mại, đầu tư của hai bên trong những năm tới.

Những cơ hội và lợi ích lớn nhất tạo ra từ Hiệp định UKVFTA là thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của Việt Nam. Các ngành hàng xuất khẩu được hưởng lợi là thủy hải sản, gạo, dệt may, gỗ, rau quả, da giày… Theo đó 99% thuế xuất nhập khẩu giữa 2 nước sẽ được xoá bỏ sau khi kết thúc lộ trình cắt giảm thuế quan.

Theo Bộ trưởng Thương mại quốc tế Anh Liz Truss, Vương quốc Anh và Việt Nam có chung cam kết chiến lược đối với thương mại toàn cầu và tự do hoá giao dịch vốn và đầu tư. Thoả thiện UKFTA là một bước tiến quan trọng trong bối cảnh nước Anh sẽ chính thức xin gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) vào đầu năm 2021.

Bên cạnh những cơ hội về thúc đẩy xuất khẩu, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, mở rộng nguồn cung hàng hóa, Hiệp định UKFVTA cũng đặt ra những thách thức nhất định trong việc tận dụng cam kết cũng như sức ép đối với thị trường trong nước như thách thức đến từ việc nhiều mặt hàng, ví dụ như hàng dệt may; rào cản kỹ thuật đối với hàng hóa nhập khẩu từ phía Anh là rất chặt chẽ hay những tuân thủ về mặt luật pháp của doanh nghiệp Việt Nam trong vấn đề về tiên lương, an toàn vệ sinh lao động, bảo vệ môi trường...
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm